Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, việc triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề phát triển Chính phủ số trong giai đoạn mới.
Các thành phần cốt lõi của Chính phủ điện tử đã được hình thành trong 5 năm qua và đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây. Môi trường pháp lý cơ bản cho Chính phủ điện tử đã được hình thành. Hạ tầng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện. Một số cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng đã được xây dựng và phát huy hiệu quả, điển hình là các cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, bảo hiểm, dân cư.
Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đánh giá, các nền tảng cho Chính phủ điện tử được tập trung phát triển, đặc biệt là các nền tảng về tích hợp, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Các ứng dụng cơ bản trong Chính phủ điện tử được ưu tiên triển khai và đạt hiệu quả, đặc biệt là việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước đã trở thành nền nếp; công tác báo cáo, chỉ đạo, điều hành dần được đưa lên môi trường mạng; cung cấp hiệu quả dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp đã trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong mỗi cơ quan nhà nước.
Năm 2021 là năm khởi động, năm định hình chiến lược phát triển Chính phủ điện tử ở giai đoạn mới đó là Chính phủ số. Chính phủ số sẽ trở thành nền tảng, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia dựa trên cả 3 trụ cột phát triển: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Chính phủ điện tử giai đoạn 2016 - 2020 phát triển như thế nào?
Các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2016-2020:
Bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển Chính phủ điện tử
Nguồn: UBQG về Chính phủ điện tử