|
Hình ảnh những chiếc Mate 10 Pro với màu sắc khác nhau (ảnh: Business Insider) |
Theo tờ Android Police, thỏa thuận hợp tác thứ hai với Verizon dường như cũng lâm vào bế tắc cũng chỉ vì áp lực chính trị và Huawei đứng trước nguy cơ phải hủy bỏ kế hoạch ra mắt siêu phẩm đình đám nhất của mình.
AT&T và Verizon thì không đưa ra bất kỳ quan điểm nào, tuy nhiên, đại diện của Huawei tiết lộ hãng vẫn quyết định giới thiệu chiếc flagship mới nhất của mình mà không cần đến nhà cung cấp.Việc AT&T đơn phương chấm dứt hợp đồng diễn ra vài tuần sau khi cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã gửi thư đến Ủy ban Truyền thông nước này thông báo về việc Huawei mở rộng thị trường sang Mỹ tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia.
Đây là thời điểm khó khăn của Huawei khi ngày ra mắt Mate 10 Pro đã cận kề. Trong bài phát biểu tại diễn đàn công nghệ CES, Giám đốc điều hành của Huawei, Richard Yu khẳng định rằng những sản phẩm của Huawei luôn đáp ứng được yêu cầu về tính bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng. Ông cũng cho rằng việc tự ý rút lui của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ là một mất mát lớn đối với người dân Mỹ khi họ sẽ mất đi một sự lựa chọn hoàn hảo.Huawei tiết lộ họ quyết định bán Mate 10 Pro bản “unlock” tại thị trường Mỹ, tuy nhiên người dân Mỹ lại không có thói quen mua những chiếc điện thoại đã được mở khóa, thay vào đó, họ thích đến trực tiếp những đại lý phân phối để chọn cho mình chiếc điện thoại ưng ý nhất.
Theo IDC, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4 trên thế giới nhờ sự phổ biến rộng rãi tại châu lục đông dân nhất thế giới. Cũng theo Counterpoint, hãng này cũng đã có những bước đột phá vào thị trường Anh và là thương hiệu lớn thứ 3 sau Samsung và Apple. Tuy nhiên, mở rộng thị trường sang Mỹ chưa bao giờ là dễ dàng nhất là sau vụ đơn phương hủy bỏ hợp đồng của các nhà cung cấp dịch vụ lớn lần này.Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ viện lý do “nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia” để ngăn cản các hãng sản xuất điện thoại Trung Quốc mở rộng thị trường sang Mỹ, mặc dù chưa bao giờ giới chức Hoa Kỳ đưa ra bằng chứng cụ thể.
Quay ngược thời điểm về năm 2012, khi Huawei bắt đầu được biết đến nhiều hơn nhờ thiết bị khuếch đại băng thông, Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sử dụng bộ thiết bị này để theo dõi các quốc gia khác. Vào thời điểm đó, Huawei cũng phát đi thông điệp “chủ nghĩa bảo hộ” toàn cầu. Cơ quan giám sát an ninh Anh thì lại bày tỏ quan ngại về những thỏa thuận buôn bán thiết bị truyền thông giữa BT và Huawei. Cuối cùng thì Huawei đã phải thành lập một văn phòng đại diện ở Anh, chịu sự giám sát của chính phủ, để điều tra về những lỗ hổng an ninh trên các sản phẩm của mình.