Sau đó, từ ngày 1 - 23/1/2018, đã có 7.932 bộ máy đào Bitcoin nhập khẩu về TP.HCM. Giá trị của 8.000 máy đào tiền ảo này gần 12,3 triệu USD (gần 279 tỷ đồng), thuế thu nộp ngân sách gần 28 tỷ đồng.
Được biết, ngày 11/4 vừa qua, Thủ tướng vừa ký Chỉ thị yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Chỉ thị được ra đời khi ngày càng có nhiều cảnh báo về rủi ro liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo xuất hiện.
Hiện tại, tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Do đó, việc sử dụng tiền ảo có nguy cơ dẫn đến hoạt động của tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo…
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có thông cáo báo chí khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác là hành vi bị cấm và sẽ bị truy cứu tránh nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.
Liên quan đến việc quản lý đối với mặt hàng là máy xử lý dữ liệu tự động giải mã Bitcoin, Litecoin, trong một văn bản gửi tới Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng khẳng định tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, mặt hàng máy tính xử lý dữ liệu tự động giải mã Bitcoin, Litecoin không liên quan đến việc sử dụng tiền ảo dưới góc độ là phương tiện thanh toán nên không thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của Ngân hàng Nhà nước