Hơn 1/4 số vụ lừa đảo tại Việt Nam liên quan đến tài chính

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Có đến 26,36% các vụ lừa đảo tại Việt Nam trong tháng 4/2022 nhắm vào ngân hàng, các hệ thống thanh toán và cửa hàng trực tuyến - theo số liệu mới nhất của Kaspersky.
Khi ngày càng nhiều người mua sắm trực tuyến, những vụ lừa đảo nhắm vào các hệ thống giao dịch trực tuyến cũng ngày một tăng theo.
Khi ngày càng nhiều người mua sắm trực tuyến, những vụ lừa đảo nhắm vào các hệ thống giao dịch trực tuyến cũng ngày một tăng theo.

Các vụ lừa đảo thông qua các hệ thống thanh toán là trường hợp phổ biến nhất, chiếm gần 12% tổng số lừa đảo và hơn 44% trong số các vụ lừa đảo tài chính. Việc này diễn ra chủ yếu ở các trang hệ thống thanh toán phổ biến như Visa, Mastercard, PayPal,…

Khi ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến, những vụ lừa đảo nhắm vào các hệ thống giao dịch trực tuyến cũng ngày một tăng theo, chiếm khoảng 30% trong số những trường hợp lừa đảo tài chính.

Cùng với đó, các vụ lừa đảo liên quan đến ngân hàng, như ví dụ bên dưới cho thấy một trang web mạo danh Vietcombank, một trong những hệ thống ngân hàng trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam, chiếm 6,46% trong tổng số trường hợp lừa đảo.

Một trang web lừa đảo giả mạo Vietcombank.

Một trang web lừa đảo giả mạo Vietcombank.

Lừa đảo tài chính được ghi nhận là một hình thức lừa đảo phổ biến tại Đông Nam Á, chiếm tỉ lệ hơn 40% ở hầu hết các quốc gia trong khu vực này. Philippines là quốc gia có tỉ lệ tấn công tài chính cao nhất với 64,03%, tiếp theo là Thái Lan với 56,35%.

Trong khi đó, với 26,36%, Việt Nam có tỉ lệ bị tấn công tài chính thấp nhất so với các nước trong khu vực và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của Đông Nam Á (43,06%).

5 việc giúp người dùng tự bảo vệ trước các cuộc tấn công lừa đảo:

1. Không phản ứng: Đối với những tin nhắn, email có nội dung “Hủy đăng ký” hoặc “Ngừng dịch vụ”, bạn chỉ cần bỏ qua và không nên trả lời lại.

2. Tránh bấm vào bất kì liên kết hoặc thông tin liên hệ nào trong email, tin nhắn: Hãy truy cập trực tiếp vào các kênh liên hệ nếu có thể.

3. Nhận diện lừa đảo qua các lỗi chính tả và các kí tự lạ trong văn bản: Một số kẻ đe doạ thực sự gặp khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh hoặc một số lỗi được cố tình mắc phải (chẳng hạn như sử dụng số để thay thế cho một chữ cái nhất định, ví dụ: “Bank L0an” thay vì “Bank Loan”) nhằm vượt qua các bộ lọc thư rác.

4. Cẩn thận trước tin nhắn khẩn cấp: Bản chất của email và tin nhắn là chúng thường được đọc khi đang di chuyển, khi một người bị phân tâm hoặc đang vội vàng, họ rất dễ mất cảnh giác.

5. Tải xuống một ứng dụng chống phần mềm độc hại, có thể bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị tấn công./.