|
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT SeABank nhận quyết định niêm yết cổ phiếu SSB trên sàn HOSE. |
Theo đó, với số lượng cổ phiếu SSB niêm yết là 1.208.744.208 và giá tham chiếu 16.800 đồng/cổ phiếu (biên độ giao động +/- 20%), giá trị vốn hóa SeABank khi lên sàn sẽ đạt 20.306 tỷ đồng.
SeABank là ngân hàng thứ 3 niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2021. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/3, cổ phiếu SSB đã tăng hết biên độ trong phiên giao dịch đầu tiên (+ 20%) lên mức 20.150 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 6 triệu đơn vị. Với kết quả này đã đưa giá trị vốn hóa của SeABank đạt hơn 24.356 tỷ đồng, tương đương hơn 1,05 tỷ USD.
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT SeABank cho biết: “Việc cổ phiếu SeABank niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là sự kiện quan trọng nằm trong lộ trình phát triển ngân hàng, ghi nhận dấu ấn mới trong hoạt động của SeABank, khẳng định nội lực và củng cố vị thế thương hiệu trên thị trường, thể hiện tính minh bạch, thanh khoản của cổ phiếu và mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông. Khi SeABank chính thức trở thành doanh nghiệp niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE, với sự tham gia của hơn 1,2 tỷ cổ phiếu tiềm năng như SSB sẽ góp phần đa dạng hóa thị trường và giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thêm một mã cổ phiếu đầu tư hấp dẫn”.
Trải qua 27 năm phát triển, SeABank đã khẳng định được vị thế của một trong những ngân hàng tiêu biểu Việt Nam về quy mô vốn điều lệ (Top 10 các ngân hàng TMCP tư nhân), mức độ nhận biết thương hiệu, tốc độ tăng trưởng ổn định với mạng lưới hoạt động gần 180 điểm giao dịch, phục vụ gần 1,6 triệu khách hàng trên toàn quốc.
Trong đó, nhiều cơ quan quản lý nhà nước đã tin tưởng hợp tác với SeABank như: được Kho bạc Nhà nước Việt Nam lựa chọn SeABank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên trong năm 2020 thực hiện triển khai thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử; SeABank được kết nối với Tổng cục Hải quan triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và thông quan 24/7. Điều này góp phần tạo thuận lợi tối đa và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế.
Trong 3 năm liên tiếp, SeABank liên tục được đánh giá là một trong 17 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó SeABank được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức B1 trong 3 năm liên tiếp, tương đương đánh giá SeABank có triển vọng phát triển ổn định. Đặc biệt, SeABank cũng là một trong 5 ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II trước thời hạn, giúp SeABank quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững.
Uy tín thương hiệu của SeABank còn được khẳng định thông qua nhiều danh hiệu, giải thưởng danh giá của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ/Ban/Ngành, các tổ chức quốc tế và khách hàng. Tiêu biểu nhất là Huân chương Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch nước, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, được lựa chọn là Thương hiệu Quốc gia năm 2020 trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng.
SeABank cũng khẳng định thương hiệu uy tín với quốc tế thông qua các giải thưởng nổi bật như: Top 15 ngân hàng lớn và mạnh nhất Việt Nam và Top 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do tạp chí uy tín The Asian Banker trạo tặng; Top 30 công ty ứng dụng Công nghệ tốt nhất Châu Á 2020 do Tạp chí The Silicon Review vinh danh và; Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2020 do Tạp chí Global Economics bình chọn cùng các giải thưởng như Ngân hàng có Dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2020; Ngân hàng số sáng tạo năm 2020…
SeABank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số trong vận hành hoạt động và áp dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động hàng ngày để gia tăng trải nghiệm khách hàng, với các sản phẩm dịch vụ tiêu biểu như ứng dụng tài chính SeAMobile - trợ lý tài chính cá nhân, tổng đài ảo chăm sóc khách hàng, văn phòng điện tử, triển khai hệ thống SeATeller kết hợp dịch vụ eKYC và trí tuệ nhân tạo giúp tăng hiệu quả phục vụ khách hàng và giảm thời gian giao dịch…
Năm 2021, SeABank dự kiến tăng trưởng tài sản 10%, thu nhập lãi thuần tăng trưởng 15%, thu nhập ngoài lãi sẽ đạt mức tăng trưởng 50% và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 39,6% so với năm 2020. Lợi nhuận của Ngân hàng sẽ tiếp tục đến từ hoạt động kinh doanh, cho vay, hoạt động thu phí dịch vụ và các khoản thu ngoài lãi từ các hoạt động chủ yếu như hoạt động bảo hiểm, thu phí từ dịch vụ gia tăng từ tài khoản khách hàng, từ kênh giao dịch điện tử, dịch vụ thẻ; thu hút dòng tiền huy động không kỳ hạn để giảm chi phí vốn và tối ưu hóa/tiết kiệm chi phí hoạt động của hệ thống. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho cộng nghệ để mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm khách hàng.