Hơn 10 triệu người Trung Quốc ký tên yêu cầu WHO điều tra phòng thí nghiệm Fort Detrick, Mỹ bác bỏ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Truyền thông Trung Quốc cho biết số người Trung Quốc kí tên yêu cầu WHO điều tra một phòng thí nghiệm Mỹ bị nghi ngờ là nơi rò rỉ SARS-CoV-2 đã vượt 10 triệu. Tuy nhiên, phía Mỹ đã kiên quyết bác bỏ.
Trang thu thập chữ kí vào Thư ngỏ gửi WHO yêu cầu điều tra Phòng thí nghiệm Fort Detrick của Thời báo Hoàn cầu (Ảnh: CNS).
Trang thu thập chữ kí vào Thư ngỏ gửi WHO yêu cầu điều tra Phòng thí nghiệm Fort Detrick của Thời báo Hoàn cầu (Ảnh: CNS).

Theo trang China News Trung Quốc, vào lúc 22h50’ đêm ngày 24/7 theo giờ Bắc Kinh, số chữ ký của những người dùng Internet Trung Quốc yêu cầu WHO điều tra Phòng thí nghiệm Fort Detrick ở Mỹ đã vượt quá 10 triệu.

Thời báo Hoàn cầu tổ chức thu thập chữ ký đòi điều tra phòng thí nghiệm Mỹ

Vào đầu tháng 6 năm nay, một nhóm cư dân mạng Trung Quốc quan tâm đến vấn đề truy xuất nguồn gốc virus đã gửi một bức thư ngỏ tới Đại hội Y tế Thế giới, yêu cầu đưa Fort Detrick Biolab ở Mỹ vào giai đoạn hai của cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2.

Những người này đã dùng cách nặc danh với lý do “để ngăn chặn chính phủ Mỹ và các thế lực chống Trung Quốc được Mỹ nuôi dưỡng sử dụng những phương cách đê hèn để đe dọa và quấy rối”.

Phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick của quân đội Mỹ (Ảnh: AP).

Phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick của quân đội Mỹ (Ảnh: AP).

Khi đó, nhóm cư dân mạng Trung Quốc này nói sở dĩ họ có yêu cầu như vậy là do nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới đã đến Vũ Hán, Trung Quốc để truy tìm nguồn gốc của virus vào đầu năm nay và kết luận rằng virus không thể đến từ Viện Virus Vũ Hán. Sau khi có kết luận, Mỹ vẫn cho rằng SARS-CoV-2 đến từ phòng thí nghiệm virus Vũ Hán, thậm chí còn có ý định buộc WHO đưa Viện Virus Vũ Hán vào cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2 giai đoạn thứ hai.

Những cư dân mạng Trung Quốc này cho rằng, nếu virus thực sự đến từ phòng thí nghiệm thì Phòng thí nghiệm Fort Detrick ở Mỹ mới là đối tượng cần được điều tra. Bởi vì phòng thí nghiệm này không chỉ chứa một số lượng lớn virus cực kỳ nguy hiểm như vi rút SARS, virus Ebola mà còn tiến hành cả các thí nghiệm virus nguy hiểm.

Những cư dân mạng Trung Quốc còn chỉ ra rằng phòng thí nghiệm này đã bị rò rỉ virus nghiêm trọng trước khi bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên vào mùa thu năm 2019, nhưng chính phủ Mỹ từ chối tiết lộ thông tin với lý do nó liên quan đến "an ninh quốc gia". Kết hợp với việc hàng chục triệu ca nhiễm bệnh và hơn 600.000 ca tử vong ở Mỹ sau đó, những cư dân mạng này cho rằng dịch bệnh ở Mỹ có thể xuất hiện sớm nhất vào mùa thu năm 2019, đó là lý do tại sao tình hình lại nghiêm trọng như vậy. Ngoài ra, Mỹ đã liên tục từ chối ký Công ước về vũ khí sinh học.

Số người kí tên đạt 10 triệu vào đêm 24/7 (Ảnh: CNS).

Số người kí tên đạt 10 triệu vào đêm 24/7 (Ảnh: CNS).

Tuy nhiên, giới truyền thông Mỹ khi đó đã không đếm xỉa đến bức thư ngỏ, tiếp tục cho rằng virus rò rỉ từ Viện Virus Vũ Hán. Một số người ở Mỹ thậm chí còn đề nghị treo thưởng 10-15 triệu USD để thu thập chứng cứ cho giả thuyết này.

Sau khi ngày 16/7 Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom tuyên bố không thể loại trừ khả năng virus đến từ phòng thí nghiệm, các cư dân mạng Trung Quốc đã quyết định gửi tiếp một bức thư ngỏ, yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới phải điều tra Phòng thí nghiệm Fort Detrick đáng ngờ ở Mỹ.

Bức thư nêu rõ Phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick của quân đội Mỹ đã bị rò rỉ vào mùa thu năm 2019 trước đợt bùng phát của đại dịch COVID-19, nhưng các chi tiết đã bị phía Mỹ che giấu vì lý do an ninh quốc gia. Điều này khiến thế giới bên ngoài lo lắng về việc liệu SARS-CoV-2 đang tàn phá thế giới có liên quan đến nó hay không và yêu cầu WHO vào cuộc điều tra.

Không giống như lần trước, lần này tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan truyền thông chính thức của chính phủ Trung Quốc đứng ra thực hiện nhằm “cho thế giới biết thực tế sự bất mãn và kháng nghị của người dân Trung Quốc mạnh mẽ như thế nào”.

Sau khi phát động tối ngày 17/7 hoạt động này nhận được sự hưởng ứng đông đảo của cư dân mạng trên cả nước Trung Quốc, vì vậy máy chủ bị sập, phải mấy lần mở rộng dung lượng. Bắt đầu tối 17/7, đến ngày 22/7 thư ngỏ đã thu thập được 5 triệu chữ ký, chỉ sau một ngày, đêm 23/7 đã là 9.4 triệu và tối 24/7 đã vượt quá 10 triệu.

Thời báo Hoàn cầu còn tố cáo, máy chủ của trang ký tên vào thư cũng bị tấn công bởi IP từ Mỹ trước khi đạt được 10 triệu chữ ký.

Ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần lên tiếng yêu cầu tiến hành điều tra Phòng thí nghiệm Fort Detrick (Ảnh: Internet).

Ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần lên tiếng yêu cầu tiến hành điều tra Phòng thí nghiệm Fort Detrick (Ảnh: Internet).

Phía Mỹ kiên quyết bác bỏ

Mặc dù chính Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải vào tháng 3 năm ngoái đã tuyên bố rằng “nói SARS-CoV-2 đến từ một phòng thí nghiệm của Mỹ là điên rồ”, nhưng theo thống kê từ trang web Foreign Policy (Chính sách đối ngoại) của Mỹ, kể từ đầu tháng 3 năm ngoái đến nay, các quan chức và các cơ quan truyền thông Trung Quốc đã đề cập đến phòng thí nghiệm này hơn 400 lần thông qua các bài báo, video, tweet và họp báo, đồng thời nhiều lần yêu cầu Mỹ mở phòng thí nghiệm để Trung Quốc cho người điều tra.

Trong vấn đề này, việc gắn Fort Detrick với SARS-CoV-2 là chuyện người lính Mỹ lên là Maatje Benassi đã mang virus SARS-CoV-2 từ Fort Detrick ở bang Mariland tới Vũ Hán trong Thế vận hội quân sự Vũ Hán vào tháng 10/2019.

Richard H. Ebright, một thành viên của Hội đồng Quản trị Hóa học và Sinh học tại Đại học Rutgers, Mỹ, đã phản bác, gọi giả thuyết này là hoàn toàn vô nghĩa. Ông nói: "Thế giới phân tích phả hệ của trình tự bộ gen của loại coronavirus chủng mới (tên khoa học: SARS-CoV-2) được nhiều quốc gia phân lập từ cơ thể người cho thấy loại virus này đã xâm nhiễm vào cơ thể người vào khoảng tháng 9 đến tháng 11/2019 ở Vũ Hán hoặc vùng phụ cận".

Ngày 16/7, ông Tedros Adhanom, Tổng giám đốc WHO tuyên bố kế hoạch điều tra truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2 giai đoạn 2, yêu cầu Trung Quốc hợp tác và cung cấp các dữ liệu gốc (Ảnh: WHO).

Ngày 16/7, ông Tedros Adhanom, Tổng giám đốc WHO tuyên bố kế hoạch điều tra truy xuất nguồn gốc SARS-CoV-2 giai đoạn 2, yêu cầu Trung Quốc hợp tác và cung cấp các dữ liệu gốc (Ảnh: WHO).

Abright nhấn mạnh rằng Fort Detrick cách Vũ Hán 12.000 km và Phòng thí nghiệm Fort Detrick và Viện nghiên cứu virus Vũ Hán hoàn toàn khác nhau. Trước khi bùng phát dịch COVID-19, ở đó không có bất cứ loại vi rút nào giống như virus SARS và cũng không có nghiên cứu nào về virus này”.

Theo thông tin công khai cho đến nay, Fort Detrick, một phòng thí nghiệm liên kết với Viện Các bệnh Truyền nhiễm của quân đội Mỹ, đã nhận được lệnh đóng cửa từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ vào năm 2019. Theo New York Times, phát ngôn viên của Viện Các bệnh Truyền nhiễm của quân đội Mỹ vào thời điểm đó cho biết lý do đóng cửa là do thiếu các biện pháp khử trùng cần thiết trong phòng thí nghiệm, nhưng không có bất cứ mối đe dọa nào đối với an toàn cộng đồng, cũng như không rò rỉ bất kỳ chất nguy hiểm nào và không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho ai.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ không tiết lộ thêm chi tiết về quyết định này vào thời điểm đó, giải thích rằng dựa trên nhu cầu an ninh quốc gia.

Ông Tim Traven, Chủ tịch Chrome Biological Risk Management Consulting (Công ty tư vấn quản lý rủi ro sinh học Chrome), nói, chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra các vấn đề về Fort Detrick Labs. "Thành thật mà nói, tôi nghĩ đây là một cuộc chiến tâm lý. Nó là cách để họ chuyển hướng chú ý từ các vấn đề của chính mình (Trung Quốc) và đổ vấy trách nhiệm cho người khác...”.

Viện nghiên cứu Vi rút Vũ Hán nơi bị nghi ngờ xảy ra sự cố rò rỉ trong phòng thí nghiệm (Ảnh: AP).

Viện nghiên cứu Vi rút Vũ Hán nơi bị nghi ngờ xảy ra sự cố rò rỉ trong phòng thí nghiệm (Ảnh: AP).

Trước tuyên bố của chính phủ Trung Quốc cho rằng binh lính Mỹ là nguồn gốc của SARS-CoV-2, các quan chức Bộ Quốc phòng và chính phủ Mỹ đã nhiều lần lên án chính phủ Trung Quốc đang cố gắng chuyển hướng sự chỉ trích của thế giới về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, cáo buộc họ đánh giá thấp nguy cơ virus và cho rằng việc điều tra không giúp ích được gì trong việc chống lại dịch bệnh.

Bà Mareike Ohlberg, một nhà nghiên cứu cấp cao của Dự án Châu Á thuộc Quỹ Marshall Đức, người luôn theo dõi tuyên truyền đối ngoại của chính phủ Trung Quốc, cho rằng chính phủ Trung Quốc liên tục cáo buộc Fort Detrick Biolab của Mỹ mà không có căn cứ thực tế nào, chủ yếu để cho người dân Trung Quốc thấy chính phủ Trung Quốc không sai trong việc đối phó với virus SARS-CoV-2.