Hoa Kỳ quyết bắt Triều Tiên giải trừ hạt nhân?

VietTimes -- Trong cuộc họp báo ngày 21.2 tại Nhà Trắng, một quan chức chính quyền Hoa Kỳ giấu tên cho biết Hoa Kỳ vẫn quyết tâm đề nghị Triều Tiên hoàn toàn giải trừ hạt nhân trong cuộc họp thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội.
Ông Kim Jong-un đã có mặt tại Hà Nội để tham dự cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2.
Ông Kim Jong-un đã có mặt tại Hà Nội để tham dự cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2.

Chỉ vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của Tổng thống Donald Trump với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, một quan chức chính quyền Hoa Kỳ đã thừa nhận rằng: Ông Kim có thể vẫn chưa sẵn sàng đem vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên tham gia hội nghị lần này.

Vào ngày 21.02, một quan chức cao cấp trong chính quyền của ông Donald Trump đã đưa ra một tuyên bố rất đáng chú ý: "Tôi không biết liệu Triều Tiên có đưa ra lựa chọn phi hạt nhân hóa hay không”. Điều này được đề cập chỉ vài ngày trước khi Donald Trump chuẩn bị gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong hội nghị thượng đỉnh lần 2. Tổng thống Mỹ đã bày tỏ đây được coi như bằng chứng về thành công ban đầu của ông trong việc chấm dứt mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.

8 tháng sau khi các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên gặp nhau lần đầu tại Singapore, quan chức này đã thừa nhận và nhấn mạnh về vấn đề then chốt trong vòng đàm phán tiếp theo tại Việt Nam - Vẫn là việc ông Kim có từ bỏ chương trình hạt nhân hay không chứ không phải là ông làm việc đó thế nào?.

Trong buổi họp mặt kín với các phóng viên Nhà Trắng trước thềm cuộc gặp Trump-Kim sắp diễn ra vào tháng ngày 27 và 28.2, vị quan chức giấu tên đã nói: “Lý do tại sao chúng ta tham gia vào việc này, vì chúng ta tin rằng có khả năng Triều Tiên sẽ đưa ra lựa chọn phi hạt nhân hóa hoàn toàn... Đó là lý do tại sao tổng thống đã ưu tiên cho cuộc gặp mặt sắp tới với họ".

Đêm 26.2, ông Trump đã tới Việt Nam để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần 2.
Đêm 26.2, ông Trump đã tới Việt Nam để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần 2.

Có lẽ sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi ông Kim sẽ không hợp tác với ông Donald Trump tại Hà Nội và nhanh chóng đưa tất cả vũ khí hủy diệt hàng loạt của mình đến Tennessee - như Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton từng đề xuất. Kim Jong-un cũng như cha, ông mình, đã dành hàng thập kỷ và hàng trăm triệu USD để phát triển một chương trình hạt nhân mà họ đã coi là thiết yếu để đảm bảo duy trì chế độ toàn trị. Không một quốc gia nào có tình trạng như Triều Tiên sẽ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

Mới tháng trước, giám đốc tình báo quốc gia của tổng thống Trump đã báo cáo với Quốc hội rằng, trong khi ông Kim đã thể hiện "sự cởi mở của đối với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên" (một cam kết mơ hồ mà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh Singapore), thì chính phủ của ông lại "không muốn từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân". Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đề cập đến những khó khăn trong việc thuyết phục các nhà lãnh đạo Triều Tiên rằng: vũ khí hạt nhân của họ được ví như thanh gươm của Damocles (ý chỉ mối đe dọa với chính Triều Tiên), chứ không phải là một lá chắn an ninh.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn [của chính quyền Hoa Kỳ] về những ý định của ông Kim cho thấy rõ: Tuy hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam có thể chứa đầy những cử chỉ thiện chí và thảo luận về phi hạt nhân hóa, những gì hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Triều Tiên cùng các trợ lý của họ sẽ đàm phán lại đi xa hơn vấn đề này [phi hạt nhân hóa]. Trong cuộc họp báo ngày 21.2, cũng vị quan chức này lưu ý về các mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh Việt Nam. Những điểm quan trọng bao gồm: các nhà đàm phán của Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên sẽ "chia sẻ nhận thức chung 'phi hạt nhân hóa' là gì" và đưa ra lộ trình cho các cuộc đàm phán tương lai. Một quan chức cấp cao khác trong chính quyền Hoa Kỳ lại bày tỏ: Việc tổng thống từng tuyên bố đã loại bỏ mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên tại Singapore, chỉ đơn giản là việc "phá vỡ tảng băng" giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Kim mà thôi.

Điều này làm phức tạp hơn chính sách ngoại giao của ông Trump với Triều Tiên. Đôi khi, giống như các cố vấn của mình, Trump đã thừa nhận rằng việc thuyết phục Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình vẫn là một công việc đang phải tiến hành. Trong những lần khác, ông cho rằng lãnh đạo Triều Tiên thực tế đã đưa ra quyết định chiến lược đó.

“Tôi thực sự tin rằng, Kim sẽ từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân của mình” -  tổng thống Trump tuyên bố sau hội nghị lần 1 tại Singapore, phản ánh những gì tốt đẹp ông nhận thấy sau cuộc gặp ngắn ngủi với ông Kim Jong-un. “Ông ta đang giải trừ hạt nhân. Điều này có thể sẽ được diễn ra rất nhanh. Tôi nghĩ rằng Triều Tiên đang chuẩn bị bắt đầu thực hiện việc đó từ bây giờ”. Gần đây, Trump đã ước tính rằng có một cơ hội khá tốt về việc Triều Tiên phi hạt nhân hóa và bác bỏ quan điểm cho rằng Triều Tiên bất đắc dĩ phải đem vũ khí lên bàn đàm phán. Ngày 20.2, ông Trump tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng họ đang muốn làm gì đó [tích cực]”.

Nhiệm vụ khó khăn mà Tổng thống Hoa Kỳ và các trợ lý phải đối mặt là thuyết phục Kim rằng ông không thể đạt được mục tiêu kép là vừa giữ vũ khí hạt nhân lại vừa có thể phát triển kinh tế, và phải lựa chọn mộ trong hai. Việc thuyết phục ông Kim Jong-un sẽ an toàn hơn khi cai trị một quốc gia phi hạt nhân hóa và thịnh vượng về kinh tế, đòi hỏi nhượng bộ lớn từ phía Hoa Kỳ.

Chun Yung Woo, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, đã từng gây bất ngờ khi nói rằng ông có thể hình dung ra một kịch bản trong đó Triều Tiên thực sự từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Bởi ông Kim Jong-un vẫn giữ kiến thức, công nghệ và vật liệu để có thể tái lập kho vũ khí trong thời gian ngắn khi cần thiết. Và ông Chun đã tính toán rằng một động thái như vậy [giải trừ hạt nhân hoàn toàn] là "giải pháp cho tất cả các vấn đề tồn tại của Triều Tiên, chấm dứt sự cô lập quốc tế, bảo đảm an ninh, một hiệp ước hòa bình, việc Hoa Kỳ rút quân, chấm dứt vĩnh viễn các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc".

Ngày 21.2, nói chuyện với các phóng viên, những quan chức trong chính quyền của ông Trump đã từ chối đi vào chi tiết về những nhượng bộ mà họ chuẩn bị thực hiện ở Việt Nam, dù họ đã nói việc rút quân đội khỏi bán đảo Triều Tiên sẽ không có trong đàm phán. Tuy nhiên, một trong những quan chức bày tỏ việc Hoa Kỳ đã sẵn sàng tìm cách thay đổi quan hệ với Triều Tiên và tạo ra "một chế độ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên", bên cạnh việc đạt được sự phi hạt nhân hóa. Vị quan chức trên cũng nói tổng thống Donald Trump đặc biệt tập trung vào việc thuyết phục ông Kim rằng Triều Tiên có thể trở thành cường quốc kinh tế như thế nào nếu ông từ bỏ vũ khí hạt nhân (Trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore, Trump đã tìm cách làm điều này bằng cách cho Kim xem một đoạn phim ngắn về sự giả định mà ông đề cập tới).

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Pompeo thừa nhận rằng: tuy việc phi hạt nhân hóa của Triều Tiên có vẻ sẽ là một bước đi dài, nhưng cũng đã có một vài sự thay đổi đang diễn ra.

“Tôi nhớ rằng tôi đã từng là một người lính trẻ tuần tra ở biên giới Đông Đức năm 1989. Không ai lường trước được rằng Bức tường Berlin sụp đổ như nó đã từng, Pompeo chia sẻ. “Tôi nghĩ về công việc mà chúng tôi đã thực hiện [với Triều Tiên], cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế vẫn đang giữ nguyên, các cuộc đàm phán mà Tổng thống Trump đã đề ra. Tôi mong đợi một khoảnh khắc tương tự sẽ xảy ra như thế giới đã từng có vào năm 1989".

Khoảnh khắc đó có thể tới vào buổi sáng sau hội nghị thượng đỉnh Việt Nam, nhưng các dấu hiệu cho đến nay cho thấy rằng nếu nó đến, đó sẽ là một chặng đường dài.