|
Hai bãi chứa chất thải của nhà máy DAP Đình Vũ rộng 18,4 ha, chất cao hơn 40 m- (Ảnh: VnExpress). |
Nhà máy sản xuất phân bón DAP đầu tiên tại Việt Nam được khởi công năm 2003, với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, công suất 330.000 tấn/năm do nhà thầu đến từ Trung Quốc thi công đi vào hoạt động năm 2009. Đến nay, sau 7 năm hoạt động nhà máy này thải ra hàng triệu tấn chất thải gypsum chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng này, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 3218 giao Tổng cục Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng kiểm tra, xử lý.
Trước đây, để tận dụng phế thải, DAP Đình Vũ đã liên doanh xây dựng nhà máy xử lý bã thải gypsum thành sản phẩm thạch cao để bán cho các nhà máy sản xuất xi măng. Tuy nhiên, sau khi bán được 200.000 tấn cho Công ty Xi măng Hải Phòng, Búp Sơn, Tam Điệp để làm chất phụ gia xi măng thì nhà máy xử lý gypsum cũng ngừng hoạt động. Hiện, 2 bãi chứa chất thải của DAP Đình Vũ đã rộng 18,4 ha, chất cao hơn 40 m.
Dưới đây là hình ảnh núi chất thải của DAP Đình vũ do tác giả Giang Chinh của VNE thực hiện
Nhà máy DAP Đình Vũ thuộc Công ty cổ phần DAP - Vinachem (Khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng) là dự án nhóm A do Thủ tướng quyết định đầu tư, với mức vốn 172,3 triệu USD, công suất 330.000 tấn/năm. Sau khi đấu thầu, tổng vốn đầu tư giảm xuống 165 triệu USD. Đơn vị trúng thầu là doanh nghiệp Trung Quốc. Nhà máy được khởi công ngày 27/7/2003, đến ngày 11/4/2009 hoàn thành và đưa vào sản xuất mẻ phân bón DAP đầu tiên.
Sau 7 năm đi vào hoạt động, nhà máy xả thải ra hàng triệu tấn chất thải có tên gypsum chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường, bị người dân cũng như các cơ quan chức năng Hải Phòng phản ứng gay gắt.
Để tận dụng phế thải, cách đây mấy năm, DAP Đình Vũ liên doanh xây dựng nhà máy xử lý bã thải gypsum thành sản phẩm thạch cao (ảnh trên) với vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi bán được 200.000 tấn cho Công ty Xi măng Hải Phòng, Búp Sơn, Tam Điệp để làm chất phụ gia xi măng thì nhà máy xử lý bã thải cũng ngừng hoạt động.
Hiện 2 bãi chứa chất thải của nhà máy rộng 18,4 ha, chất cao hơn 40 m. Tại kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hải Phòng khóa XIV tháng 9/2015, nhiều vấn đề liên quan đến nhà máy DAP Đình Vũ đã được đưa ra thảo luận. Ông Bùi Quang Sản khi đó là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, chỉ ra tình trạng vi phạm quy định về công tác bảo vệ môi trường của Công ty DAP - Vinachem đã đến mức báo động.
Theo kết quả quan trắc môi trường do Trung tâm Quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên phân tích, chỉ tiêu chất thải kim loại nặng (Mn, Fe) của DAP vượt gần 5 lần, coliform vượt 34 lần. Nhà máy xảy ra sự cố môi trường trong quá trình sản xuất như: rò rỉ 7 tấn axít H2SO4, rò rỉ khí amoniac… Trong ảnh, lo ngại chất thải đổ sập, nhà chức trách Hải Phòng đã yêu cầu nhà máy cắt ngọn hạ độ cao, san đều xuống chân "núi".
Hệ thống đầm, hồ, kênh nước xung quanh bãi thải đổi màu lạ, bốc mùi khó chịu.
Phía sau nhà máy xử lý thạch cao 200 tỷ, nước thải rò rỉ và chất thải đổ tràn ra ngoài. Nguyên Giám đốc Sở Môi trường Bùi Quang Sản khẳng định, bụi từ bãi thải gypsum có tính axít, gây ăn mòn kim loại. Nước rò rỉ từ bãi gypsum có tính axít cao, một số vượt mức quy định có thể gây ô nhiễm môi trường.
Người dân phản ánh mỗi khi nước thải ngấm ra đầm cá hoặc theo nước mưa chảy tràn xuống đầm, thủy sản chết hàng loạt.
Cá tại các kênh đầm sát bãi thải gypsum của DAP chết nổi trắng. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà mới đây đã ký văn bản số 3218 giao Tổng cục Môi trường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng kiểm tra, xử lý.
Ông Đỗ Văn Chính cùng gần 20 người đến từ xã Tiên Phong, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đều bị mẩn ngứa khắp người sau 2 ngày ngâm nước vớt rong câu thuê cho chủ đầm sát bãi thải nhà máy phân đạm DAP. "Một số người không chịu nổi đã bỏ về", ông Chính nói.
Cây trang, cây sú vẹt tại đầm xung quanh cũng chết khô hàng loạt sau khi nước đầm đổi màu trắng, bốc mùi hắc khó chịu. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng kỹ thuật (Công ty cổ phần DAP - Vinachem), người được lãnh đạo công ty ủy quyền trả lời báo chí, thừa nhận bãi thải gypsum chưa qua xử lý, có chứa axit và trong chất thải này có chất phóng xạ nhưng ở mức rất thấp, dưới ngưỡng cho phép, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hiện Công ty cổ phần DAP gặp khó trong vấn đề xử lý, tiêu thụ nên trước mắt bã thải trong quá trình sản xuất phân đạm doanh nghiệp chỉ biết đổ đánh đống