|
Công nhân tháo dỡ tầng thượng "pháo đài" 8B Lê Trực |
|
Vì vậy, sáng nay (21/11), chủ đầu tư toà nhà là Công ty CP may Lê Trực đã tổ chức "cắt ngọn" toà nhà theo đúng cam kết. |
|
Mặc dù sáng nay trời mưa to nhưng chủ đầu tư vẫn phải tiến hành "cắt ngọn". |
|
Theo phương án mà chủ đầu tư trình các cơ quan chức năng, giai đoạn 1 sẽ tiến hành phá dỡ phần tum và tầng 19, chi phí tháo dỡ khoảng hơn 11 tỷ đồng. |
|
Sau khi cắt xongtum và tầng 19, đơn vị chức năng sẽ đánh giá ảnh hưởng của việc tháo dỡ rồi mớitính tới phương án giai đoạn 2. |
|
Được biết,Công ty cổ phần May Lê Trực cũng nộp phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng theo quyết định xử phạt của UBND quận Ba Đình. |
Theo ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án, đơn vị này sẽ tiến hành tháo dỡ theo 2 giai đoạn. Giai đoạn một sẽ tháo dỡ tầng tum và tầng 19 tòa nhà. Giai đoạn 2 sẽ tháo dỡ phần công trình sai phép còn lại.
|
Các công nhân phá dỡ phần tum tòa nhà 8B Lê Trực. Ảnh: Giang Huy. |
“Theo nhà thầu, để hoàn thành tháo dỡ giai đoạn một phải mất 8 tháng. Nhưng chúng tôi đang thúc ép họ hoàn thành trước thời hạn này”, ông Hùng thông tin.
Cũng theo ông Hùng, cùng với việc thực hiện giai đoạn một, Ban quản lý sẽ phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng mời đơn vị có đủ năng lực, chuyên môn cao để thẩm định lại kết cấu tòa nhà, xây dựng phương án tháo dỡ phần công trình sai phép còn lại.
Chủ tịch UBND phường Điện Biên Trần Mạnh Quân cho biết, để xảy ra sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực là có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thiếu đôn đốc, thiếu giám sát, kiểm tra. “Quan điểm của chúng tôi là sai tới đâu, xử lý tới đó. Đây là một bài học rất lớn về quản lý trật tự xây dựng”, ông Quân nói. Người đứng đầu phường Điện Biên cho biết thêm, đơn vị này đã cử một tổ công tác có mặt tại dự án để giám sát, chỉ đạo việc phá dỡ của chủ đầu tư.
|
Từ tầng trên cùng tòa nhà 8B Lê Trực có thể quan sát rõ nhiều công trình quan trọng tại khu vực quảng trường Ba Đình. Ảnh: Giang Huy. |
Có mặt giám sát việc phá dỡ, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo qui định, UBND phường Điện Biên và đội thanh tra trật tự xây dựng là đơn vị được thành phố giao nhiệm vụ giám sát chủ đầu tư trong quá trình khắc phục sai phạm.
Đại diện Sở Xây dựng đặc biệt lưu ý chủ đầu tư việc lập phương án, giải pháp phá dỡ giai đoạn 2 sẽ liên quan đến hệ kết cấu chịu lực của công trình trong và sau khi phá dỡ. Chủ đầu tư phải lựa chọn nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng lực nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn, ổn định của kết cấu chịu lực, an toàn sử dụng, mỹ quan đô thị.
Bên cạnh đó, phương án phá dỡ phải thể hiện chi tiết biện pháp, trình tự, quy trình phá dỡ; các trang thiết bị, máy móc; biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cho chính công trình và các công trình liền kề, các phương tiện, con người tham gia giao thông quanh khu vực trong suốt quá trình phá dỡ.
Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m. Thực tế chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69m (vượt 16m, tương đương 5 tầng).
Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.
Theo Infonet/VnE