Đó là một trong những nội dung đáng quan tâm tại đề xuất cách tiếp cận chính sách đối với dịch vụ đặt xe qua ứng dụng trực tuyến của Grab gửi Thủ tướng mới đây.
Cụ thể, Grab đề xuất phân loại phương tiện ô tô sử dụng dịch vụ kết nối vận tải là taxi. Tuy nhiên, cần phải có sự phân biệt trong quy định giữa phương tiện taxi được kết nối qua ứng dụng trực tuyến (taxi công nghệ) và phương tiện taxi sử dụng đồng hồ tính tiền taxi metrer (taxi truyền thống).
Trong đó, về quy định cụ thể với taxi công nghệ, Grab cho rằng không cần có đồng hồ tính tiền (taxi meter) và niêm yết bảng giá cước; Không cần có sơn logo và hộp đèn taxi gắn cố định trên nóc xe mà có thể yêu cầu lắp đặt bảng đèn LED gắn trong xe, ngay phía sau kính chắn gió. Các bảng đèn LED này phải được bật khih xe đang kinh doanh và có thể tắt khi xe không phục vụ.
Ngoài ra, Grab cũng kiến nghị không cho phép taxi công nghệ được đón khách vãng lai trên đường mà không thông qua dịch vụ kết nối vận tải.
Theo đại diện Grab, trong khuôn khổ Đề án thí diếm xe hợp đồng điện tử của Bộ GTVT, các phương tiện được kết nối qua dịch GrabCar là các xe hợp đồng dưới 9 chỗ. Theo đó, cả phương tiện vả lái xe phải tuân thủ tất cả các quy định phân loại hiện hảnh đối với phương tiện kinh doanh vận tải và người lái.
Trong quá trình thí điểm, hoạt động của loại hình xe áp dụng hợp đồng điện tử có những điểm tương đông với loại hình xe truyền thống, ví dụ như cả 2 loại hình cùng cung cấp dịch v ụ vận tải theo yêu cầu riêng của hành khách, sử dụng xe ô tô dưới 9 chỗ, cước tính theo quãng đưởng di chuyển và thời gian chờ. Vì vậy, cũng có thể coi phương tiện xe GrabCar là một loại hình taxi.
Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận rằng hai loại hình này có một số điểm khác biệt quan trọng về cách thức vận hành, công cụ tính cước và nhận diện xe. Do xe taxi có thể đón khách vẫy trên đường, nên cần phải có những tính năng dễ nhận biết như hộp đèn và màu sơn xe logo đặc trưng.
Trong khi đó, "loại hình GrabCar là xe đã được giao kết hợp đồng trước khi hành khách lên xe và hành khách cũng đã được thông báo qua ứng dụng các thông tin về xe, lái xe và cước vận tải. Và do đó, không càn thiết phải có hộp đèn và sơn logo", đại diện Grab đề xuất.
Đối với xe GrabCar, yêu cầu đồng hồ tính tiền (taxi meter) và niêm yết bảng giá cước cũng không cần thiết, vì thông tin về giá đã hiển thị đầy đủ trên ứng dụng và tổng giá cước đã được hai bên thống nhất trước chuyến đi.
Được biết, cuối tháng trước, bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia chủ trì sự kiện Đối thoại Kinh tế Việt Nam với chủ đề "Thúc đẩy sự năng động và sáng tạo trong cách mạng 4.0", với sự tham gia của 30 tập đoàn toàn cầu.
Trả lời câu hỏi của Nhà sáng lập Grab - Anthony Ping Yeow Tan mong muốn được biết quan điểm của Chính phủ đối với mô hình kinh doanh mới mẻ như Grab, Thủ tướng cho rằng "quan điểm không quản lý được thì đóng cửa" là lạc hậu. Ông khẳng định, Việt Nam sẵn sàng ủng hộ những ý tưởng, mô hình kinh doanh có tính đột phá, giúp đem lại lợi ích và tiện ích, tiện nghi cho người dân. Đó là khía cạnh bền vững của nền kinh tế và là một yếu tố của nền kinh tế số.