Gọi điện thoại khi lái xe, cách gì cũng không an toàn

VietTimes -- Khi đang lái xe mà gọi hoặc nghe điện thoại, dù là đeo tai nghe điện thoại hay cầm điện thoại ghé vào tai thì nguy cơ mất an toàn vẫn cao như nhau.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi đang lái xe, việc sử dụng điện thoại để nghe hoặc gọi là một hành vi đúng luật, hoàn toàn trái ngược với  việc cầm điện thoại ghé sát vào tai mà nghe. Vậy, có phải là dùng điện thoại không cầm tay là an toàn hơn? Tuy nhiên  kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Queensland (QUT) lại cho thấy không phải như vậy.

Công trình nghiên cứu của TS Shimul Haque thuộc QUT nhằm ghi lại thời gian phản ứng của các lái xe có sử dụng điện thoại không cầm tay trong khi lái xe chia thành  hai nhóm: Nhóm thứ nhất cầm điện thoại và nhóm thứ hai không cầm. Để cho khách  quan, người ta dùng các thiết bị mô phỏng các tình huống hoàn toàn giống nhau đối với cả hai nhóm.

Chúng tôi chọn  một nhóm lái xe và ghép họ vào một mạng ảo trong đó có tình huống người bước vào phạm vi tầm nhìn của lái xe và đi theo vạch qua đường dành cho người đi bộ. Chúng tôi theo dõi động tác và thời gian  phản ứng của người lái xe trong suốt cuộc trò chuyện khi có dùng điện thoại không cầm tay và cả khi không dùng.

Kết quả cho thấy, cả hai nhóm có dùng điện thoại không cầm tay và nhóm không dùng để thực hiện cuộc gọi đều có phản ứng chậm hơn so với người không gọi điện – khoảng gần 40%.  Theo thời gian thực, điều đó tương đương với việc quãng đường mà lái xe xử lý chậm lên tới 11m với tốc độ xe là 40 km/h – ông Haque cho hay.

Thêm vào đó việc các lái xe mất tập trung kéo theo hành vi phanh xe gấp, có nguy cơ gây mất an toàn cho các xe chạy sau.

Theo TS Haque, việc dành sự chú ý cho cuộc hội thoại mới gây ra sự phân tâm cho lái xe chứ không phải là do có cầm điện thoại ghé vào tai hay không. “Nói cách khác, bộ não của người bù đắp cho việc nhận thêm các thông tin qua điện thoại di động bằng cách không gửi đi một số thông tin hình ảnh cho trí nhớ đang hoạt động”- ông lý giải. Kết quả là người lái xe, mặc dù  mắt thì vẫn nhìn vào các đối tượng nhưng lại không “trông thấy” chúng.

Nhà khoa học cũng nhận xét rằng, các cuộc nói chuyện diễn ra trong xe không làm cho lái xe mất tập trung vì những người đi trên xe có thể thay đổi chủ đề tùy thuộc vào tình huống xảy ra. Ví dụ, họ có thể dừng nói chuyện khi thấy lái xe đang xử lý những tình huống phức tạp.

Theo PhoneArena