|
Ảnh minh họa: DailyMail |
Theo công bố mới đây của một nhóm nghiên cứu Ấn Độ trên Tạp chí Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe ban đầu, từ tháng 10/2011 tới tháng 11/2017 đã có tổng cộng 256 người tử vong liên quan tới các bức ảnh selfie mạo hiểm. Độ tuổi trung bình của nạn nhân từ 137 vụ tai nạn khoảng 23 tuổi, đặc biệt nam giới chiếm 70%.
Thống kê cũng cho biết, nguyên nhân gây phổ biến khiến nạn nhân tử vong là chết đuối, hỏa hoạn, ngã và liên quan tới các phương tiện giao thông. Trong đó có những trường hợp bất ngờ như lật thuyền khi đang selfie, nhưng cũng có một số người thiệt mạng vì selfie trên đường ray tàu hỏa. Ngoài ra, nhiều ca tử vong do selfie với động vật hoang dã, giật điện và súng.
Ấn Độ là quốc gia ghi nhận nhiều ca tử vong vì mạo hiểm selfie. Kế đến là Nga, Mỹ và Pakistan. Nghiêm trọng hơn, số lượng ca tử vong do vũ khí chiếm tỷ lệ khá cao tại Mỹ, quốc gia vẫn đang phải đối mặt với hậu quả của đạo luật tự do sở hữu súng đạn.
|
Bức ảnh selfie "chết người" trên nóc tòa cao ốc của một thanh niên Australia được phát tán trên mạng xã hội Twitter. Ảnh:
|
Lý giải cho xu hướng đáng báo động này, các nhà nghiên cứu cho rằng việc sở hữu smartphone rộng rãi và “ham muốn được ‘trở nên ngầu’, đăng tải hình ảnh trên mạng xã hội để nhận được sự tưởng thưởng là các lượt Like và bình luận” đang làm số lượng ca tử vong leo thang đến chóng mặt.
Cùng lời cảnh báo “selfie đang khiến một số lượng lớn thanh thiếu niên thiệt mạng”, nhóm nghiên cứu khuyến cáo các nhà chức trách thiết lập biển báo “Không phải nơi selfie” tại các khu vực nguy hiểm như đỉnh núi, nóc các tòa nhà cao tầng và các vùng nước để giảm thiểu số ca tử vong.
Thống kê của nhóm nghiên cứu Ấn Độ chỉ dựa trên báo cáo bằng tiếng Anh và số lượng ca tử vong thực tế do selfie mạo hiểm có thể còn cao hơn con số nói trên. Đó là chưa kể tới những trường hợp nạn nhân “selfie-tự tử”.
Theo CNET