Chốt phiên giao dịch Thứ Tư (ngày 28/09), giá vàng giao tháng Mười hai trên sàn Comex tại Sở giao dịch New York Mercantile trượt sâu $6,70 (-0,5%) xuống đóng cửa ở $1.323,70/oz. Tương tự, giá bạc giao Tháng Mười hai cũng lùi 4,4 cents (-0,2%) về chốt ở $19,121/oz.
Trong số các kim loại quý khác, giá đồng giao tháng Mười Hai bật 1,7 cents (+0,8%) lên $2,188/pound. Còn giá bạch kim giảm $2,30 (-0,2%) xuống $1.027,00/oz và giá palladium vươn mạnh $13,35 (-1,9%) về $714,40/oz.
Trên phương thức giao dịch điện tử, tính đến thời điểm 9h53’ sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay Comex đang đứng ở $1.324,89/oz.
Cùng lúc, tại thị trường châu Á, giá vàng miếng giao ngay trên sàn Kitco lại được yết ở $1.325,00/oz.
Giá vàng hôm nay (12/5): Chu kỳ tăng trưởng mới và dài
Diễn biến giá vàng hôm nay ở thị trường châu Á.
Trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, Chủ tịch Fed Janet Yellen đã bảo vệ vai trò của Ngân hàng trung ương và xem xét thay đổi các cuộc kiểm tra sức khỏe hàng năm đối với các ngân hàng của Mỹ để xem liệu họ có thể “chống chọi” được khủng hoảng tài chính quy mô lớn hay không.
Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans cho biết nên nâng lãi suất vì những lo ngại về ổn định tài chính có thể kéo giảm khả năng đạt được mục tiêu lạm phát của Ngân hàng trung ương. Trong khi đó, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho rằng lãi suất có thể duy trì ở mức thấp trong một thời gian nữa khi lạm phát vẫn còn yếu.
Còn Chủ tịch Fed San Francisco trả lời Reuters rằng ông ủng hộ nâng lãi suất và điều này sẽ không đe dọa sức khỏe nền kinh tế Mỹ.
Mặc dù vậy, các số liệu kinh tế công bố hôm thứ Ba cho thấy tình trạng không mấy khởi sắc. Số đơn đặt hàng lâu bền trong tháng Tám đi ngang sau khi tăng mạnh tháng trước đó.
Commerzbank lưu ý đang có một dòng vốn thoát khỏi các quỹ ETF vàng. Ngoài ra, nhu cầu của Trung Quốc cũng thấp trong tháng Tám.
Trung Quốc nhập khẩu ròng 50,5 tấn vàng từ Hong Kong tháng trước, giảm 45% so với tháng trước và giảm 15% so với cùng kỳ. Yếu tố giá cao có thể là nguyên nhân, ngân hàng Commerzbank nhận xét.
Giá vàng phiên 28/9 cũng chịu áp lực sau khi OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2008, giúp giá dầu tăng 6%.
Đà tăng của USD phần nào chững lại, nhưng vẫn tăng 0,3% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm 27/9 giảm 0,22% xuống 949,14 tấn.
Diễn biến giá vàng SJC 7 ngày qua.
Còn tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (Thứ Năm ngày 29/09), giá vàng SJC đang đảo chieuf nhích nhẹ.
Cụ thể, đến thời điểm 10h01’ sáng nay, giá vàng miếng SJC của Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang đứng ở 35,95 – 36,17 triệu đồng/lượng (MV-BR), tăng 30 nghìn đồng so với chốt phiên trước đó.
Tương tự, tại các đại lý của Doji, giá vàng miếng SJC cũng được Tập đoàn điều chỉnh tăng 30 nghìn đồng mỗi lượng lên yết ở 36,08 – 36,14 triệu đồng/lượng (MV-BR) đối với giao dịch lẻ; và đắt hơn 10 nghìn đồng chiều mua, đồng thời rẻ hơn 10 nghìn đồng chiều bán đối với giao dịch buôn ở thị trường Hà Nội. Hiện, doãng chênh lệch 2 chiều mua - bán ở Doji là 70 nghìn đồng/lượng.
Cùng thời điểm, giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đang được chào giá ở mức 36,08 – 36,12 triệu đồng/lượng (MV-BR). Trong khi, giá nhẫn tròn trơn loại Rồng vàng Thăng Long lại được yết ở 35,71 – 36,16 triệu đồng/lượng (MV-BR).
Còn chênh lệch nội – ngoại, quy đổi theo tỷ giá hối đoái USD/VND mà ngân hàng Vietcombank đang niêm yết, tính ra giá vàng trong nước hiện đang nhỉnh hơn thế giới khoảng 450 nghìn đồng mỗi lượng (chưa tính thuế và chi phí gia công).
X.T