Tuy nhiên, các hành vi vi phạm trên mạng xã hội ngày càng tinh vi, với hình thức thay đổi liên tục, khó phát hiện; các thế lực thù địch lợi dụng sự phát triển của công nghệ để thường xuyên phát tán thông tin xấu độc trên các dịch vụ nền tảng nước ngoài…
Việt Nam vẫn là 1 trong những nước có nguy cơ nhiễm mã độc cao trên thế giới, một số trang thông tin của các cơ quan, đơn vị vẫn bị xâm nhập, chiếm quyền kiểm soát.
“Tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ đang ở mức báo động. Hiện tượng mất an toàn thông tin trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử cũng ngày càng gia tăng về số lượng”, Bộ trưởng thông tin.
Về nhiệm vụ 2018, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh phải hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý thông tin trên mạng Internet, quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung nước ngoài vào Việt Nam; khuyến khích phát triển các dịch vụ nội dung do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp; giảm thiểu tác động tiêu cực của các thông tin xấu, độc hại trên Internet, mạng xã hội;
“Tới đây Bộ sẽ có cuộc làm việc với các đơn vị liên quan và doanh nghiệp viễn thông nhằm xử lý thông tin xấu độc trên mạng; nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng xã hội”, Bộ trưởng Tuấn cho hay.
“Chúng ta đã đạt được các kết quả bước đầu trong việc đấu tranh với Facebook, Google, xác định được phương thức quảng cáo trên mạng và sử dụng công cụ này để gây sức ép lên các trang mạng xã hội. Lần đầu tiên chúng ta đã yêu cầu được các mạng xã hội xuyên biên giới phải ngồi đàm phán cùng”, Cục trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Cục PTTH&TTĐT cũng đã có kế hoạch xây dựng phương án quét, lưu trữ dữ liệu vi phạm trên Gooogle, Facebook, App Store, đồng thời, triển khai đàm phán với Apple và Google về việc gỡ bỏ game lậu trên hai kho ứng dụng trên Android và iOS.
Với các sai phạm trong lĩnh vực PTTH&TTĐT, Cục đã đưa ra danh sách đen gồm 88 trang web thường xuyên vi phạm bản quyền và cung cấp nội dung phim lậu. Ban hành 27 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 1,15 tỷ đồng.