Đó chỉ là vấn đề cách đây bốn năm. Những hãng nắm giữ bản quyền World Cup 2014, ESPN và Univision ở Mỹ, đã phải khiếu nại các nền tảng như Twitter nhằm ngăn người dùng đăng tải các nội dung nổi bật và trong một số trường hợp, phải khiếu nại trực tiếp với các tổ chức truyền thông chia sẻ clip World Cup mà không được phép .
Năm nay, Sony, công ty sở hữu quyền phát sóng World Cup ở Ấn Độ, đã đưa ra gửi cảnh báo đến các trang web phát trực tuyến, rằng nếu họ phát, họ sẽ vi phạm bản quyền các trận đấu năm 2018.
Thực tế, các nội dung lậu đã xuất hiện trực tuyến. Theo trang Recode, tìm kiếm "Russia Saudi Arabia" trên Twitter đã trả lại một số video nổi bật về các pha ghi bàn, do người dùng thông thường đăng lên, ngay từ trận mở màn. Trên Facebook, bạn có thể thấy toàn bộ các pha bóng nổi bật của các lần ghi bàn tạo nên chiến thắng 5-0 cho Nga trên các trang như "God55Sports" và "Away Goal".
Vậy phải làm sao để ngăn chặn điều này?
Fox Sports, hãng đã trả hơn 400 triệu USD để có bản quyền phát sóng bằng tiếng Anh các trận đấu năm 2018 và 2022 ở Mỹ, nói rằng "FIFA đang dẫn đầu về thực thi chống vi phạm bản quyền" và từ chối bình luận thêm. Facebook, Twitter và YouTube đều từ chối bình luận về các kế hoạch cụ thể chống vi phạm bản quyền, nhưng cho biết các chính sách hoặc tính năng công nghệ tương ứng nhằm ngăn chặn nội dung vi phạm bản quyền. FIFA cũng không trả lời yêu cầu bình luận.
Dù các nền tảng có kế hoạch ngăn chặn loại nội dung này và không chia sẻ, hay không có kế hoạch ngăn chặn nó, thì điều này vẫn có vẻ khó tin. Trong cả hai trường hợp, trách nhiệm truy tìm thủ phạm vi phạm bản quyền vẫn là các chủ sở hữu bản quyền, họ cần khiếu nại lên các nền tảng để xóa nội dung hoặc tải nội dung của họ lên Facebook hoặc YouTube, cả hai công ty đều có công nghệ tự động hạ các bản sao bất hợp pháp.
Chẳng hạn, Facebook có cái mà họ gọi là "Rights Manager", một tính năng quét dịch vụ để tìm kiếm các video giống với bất kỳ video nào mà chủ sở hữu bản quyền tải lên hệ thống Facebook. Sau đó, chủ sở hữu bản quyền có thể chọn để video đó được tải lên, và kiếm tiền từ video đó, hoặc là xóa nó đi. Hệ thống này thậm chí hoạt động với cả các video livestream, theo một phát ngôn viên của công ty. Chủ sở hữu bản quyền cung cấp "luồng tham chiếu" video vào hệ thống của Facebook và công nghệ phù hợp sẽ hoạt động đồng thời để tìm kiếm các video livestream hoặc những video trùng lặp khác.
4 năm trước, Rights Manager vẫn chưa có, nghĩa là bây giờ có thể có ít hình ảnh, video lậu trên Facebook và Instagram hơn hồi năm 2014.
YouTube cũng có một tính năng tương tự, được gọi là "Content ID", hoạt động giống như thế, bao gồm cả các video trực tiếp bị sao chép lậu. Các chủ sở hữu bản quyền có thể nhập các sự kiện trực tiếp vào hệ thống YouTube ngay khi sự kiện đang diễn ra và sau đó công nghệ sẽ đồng thời tìm kiếm các video trùng lặp.
Trong khi đó, Twitter nói rằng hãng đáp ứng yêu cầu gỡ nội dung xuống của các chủ sở hữu bản quyền nhưng không chủ động đi "săn" clip vi phạm, không sử dụng bất kỳ loại công nghệ nào như Facebook hoặc YouTube. Điều đó có thể đặt ra một vấn đề lớn khi Twitter có khả năng trở thành nền tảng phù hợp nhất để chia sẻ nhanh các clip nổi bật và sau đó lan truyền.
Các nền tảng này sẽ là những đối tượng quan tâm đầu tiên khi thực hiện tốt chính sách dịch vụ của họ, vì hầu hết họ có thỏa thuận với các đối tác phát sóng nội dung World Cup. YouTube tự hào hãng sẽ chiếu các pha nổi bật chính thức của khoảng 80 đối tác phát sóng trong giải đấu năm 2018 và sẽ truyền trực tuyến các trận đấu tại Hoa Kỳ thông qua YouTube TV. Fox đang sản xuất chương trình World Cup trực tiếp cho Twitter và cũng đang hợp tác với Snapchat cho các sản phẩm "Câu chuyện của chúng tôi" xung quanh trận đấu. Các đài truyền hình muốn mọi người xem càng nhiều World Cup càng tốt, nhưng chỉ khi họ là những người được hưởng lợi.
Theo ICT News