|
Facebook ra phiên bản phần mềm và trang web của ứng dụng di động Workplace. |
Sản phẩm phần mềm do Facebook sản xuất có tên gọi là Workplace đã được tiến hành thử nghiệm hơn 1 năm trước đây và hiện nay đã sẵn sàng để các tổ chức, doanh nghiệp đưa vào sử dụng.
Được biết, quy mô của Workplace chủ yếu bị giới hạn trong một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ sở giáo dục chứ không mở rộng ra ngoài. Nhân viên trong cùng công ty có thể dùng Workplace để giao tiếp ,chia sẻ cảm nghĩ, tài liệu hoặc chat Messenger với nhau, tương tự cho học sinh của một trường học hay viện nghiên cứu.
Đối thủ hiện nay của Facebook Workplace là các công ty khởi nghiệp đang phát triển mạnh như Yammer (Microsoft), Slack, Pulse... Theo Facebook, hiện có khoảng 1.000 công ty trên thế giới bắt đầu dùng Workplace. Công ty này kỳ vọng các tính năng xã hội, chat, Facebook Live hay Facebook Groups sẽ trở nên hữu ích hơn cho người dùng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để phù hợp vối môi trường của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, Facebook còn bổ sung thêm cho Workplace chức năng dùng một tài khoản email của riêng tổ chức đó để đăng nhập. Đồng thời, Công ty này cũng ra mắt app Work Chat riêng cho Android và iOS chứ không dùng chung Facebook Messenger như bình thường. Mặc dù, phần lớn các tính năng trên Workplace được giới hạn trong môi trường doanh nghiệp, nhưng Facebook cũng bổ sung thêm tính năng Multi-Company Groups để nhân viên từ các công ty khác nhau có thể làm việc cùng nhau mà không cần dùng account cá nhân. Tính năng này đặc biệt hữu ích trong các dự án hợp tác nhiều bên.
Nơi làm việc là một sản phẩm đăng ký - một sự khởi đầu cho Facebook quảng cáo định hướng - với các doanh nghiệp phải trả $ 1 đến $ 3 cho mỗi người dùng. kế hoạch kinh doanh đắt nhất của Slack phí khoảng $ 7 mỗi người dùng.
Theo đó, Workplace là một sản phẩm được sử dụng theo hình thức đăng ký trả trước với giá từ 1 USD/người/tháng dành cho các công ty có trên 10.000 nhân viên và 3 USD/người/tháng dành cho các công ty có dưới 1.000 nhân viên. Tuy nhiên, với các tổ chức phi lợi nhuận và cơ sở giáo dục, Facebook Workplace miễn phí hoàn toàn. Trong khi đó, mức giá dịch vụ của đối thủ Slack ít nhất là 7 USD/người. Hiện tại, phía Slack không có bất cứ phản ứng nào trước mức giá mà Facebook đưa ra cho phần mềm ứng dụng mới này.
Nếu thành công, Workplace sẽ là sản phẩm mới nhất của Facebook tham gia “cuộc chiến” với các đối thủ trong lĩnh vực mạng xã hội và truyền thông di động. Hơn 7 tháng trước, Facebook cũng đã tung ra các sản phẩm thách thức đối thủ đang phát triển mạnh về ứng dụng chia sẻ ảnh - Snapchat.
Tuy nhiên, có một thực tế mà Facebook sẽ phải đối mặt khi ra mắt Workplace, đó là rất nhiều người cho rằng các sản phẩm của Facebook chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí và thường được xem như làm một tác nhân gây phân tâm trong văn phòng. Vì vậy, để thay đổi quan niệm đó của nhiều người, Workplace không yêu cầu người dùng đăng nhập bằng tài khoản cá nhân và giới hạn tính năng News Feed - đây là tính năng mà người dùng có thể xem mọi thông tin được cập nhật trên đó từ bạn bè và những người quan tâm, thay vào đó là những nội dung như thông báo, ghi nhớ và truyền thông đến từ công ty.
Facebook đang xây dựng lực lượng bán hàng trực tiếp phần mềm Workplace, đồng thời làm việc với các công ty dịch vụ chuyên nghiệp để đưa sản phẩm vào các tổ chức. Theo Giám đốc phần mềm Workplace toàn cầu của Facebook - Julien Codorniou, mục tiêu phát triển Workplace của Facebook là nhằm thay thế các công nghệ truyền thống như email nội bộ, danh sách gửi thư, bản tin...giải phóng những phiền toái cho người dùng.
Hiện tại, ứng dụng Messenger của Facebook đang thu hút hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, đây cũng là một lợi thế để công ty mạng xã hội cung cấp đến người dùng doanh nghiệp các công cụ truyền thông di động thân thiện.
Mặc dù, thị trường lớn nhất của Workplace chính là Hoa Kỳ và Anh, nhưng Facebook vẫn đang tích cực tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp đến từ các thị trường mới nổi như châu Phi và châu Á, nơi mà chủ yếu nhân viên sở hữu điện thoại di động. Workplace cũng phù hợp cho những nhân viên làm việc trong môi trường phi truyền thống như chuyên gia pha chế, công nhân trong các nhà máy… phần lớn thời gian của họ là ở ngoài văn phòng.
Phần mềm của Facebook hiện đang có 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia và Ấn Độ là thị trường lớn nhất.
Theo Xã hội thông tin