Facebook vừa công bố cuộc điều tra các ứng dụng lạm dụng dữ liệu vào ngày 22/8 vừa qua.
Scandal với Cambridge Analytica có thể coi là bê bối lớn nhất của "gã khổng lồ" Facebook, xảy ra từ tháng 3 vừa qua nhưng đến bây giờ công ty mới bắt đầu công bố cấm cửa ứng dụng lấy cắp dữ liệu người dùng myPersonality và hàng trăm ứng dụng liên quan khác trên nền tảng của mình.
Tính đến thời điểm này, đây chỉ là ứng dụng thứ 2 bị cấm sau cuộc kiểm toán trên quy mô lớn của công ty bắt đầu từ scandal đầu tháng 3 năm nay; trong khi đó myPersonality đã ngừng hoạt động kể từ năm 2012 và nhiều lần bị tạm ngừng trên Facebook dù là hoạt động có hợp pháp trên nền tảng.
Tổng số lần mà ứng dụng bị tạm ngưng là 400 - gấp đôi số lần mà chúng ta đã được nghe báo cáo công khai từ Facebook. Tuy nhiên, số lần tạm ngưng các ứng dụng có liên quan, cũng như những lần ứng dụng được khôi phục lại, không hề được thông báo tới người dùng - đây rõ ràng là một hành động đầy "bí ẩn" từ mạng xã hội lớn nhất thế giới.
myPersonality là ứng dụng được tạo bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm tâm lý học Cambridge - CPC (không liên quan đến Cambridge Analytica), để bổ sung vào dữ liệu người dùng trên Facebook thông qua các câu đố dạng Quizz. Ứng dụng hoạt động khá thành công từ năm 2007 đến 2012 trên Facebook và đã thu thập trực tiếp được dữ liệu của khoảng 4 triệu người dùng trong quá trình này.
Điều nguy hiểm là những dữ liệu mà ứng dụng thu được đã được sử dụng làm nghiên cứu riêng của Trung tâm cũng như những bên thứ 3 khác có quyền truy cập vào thông qua hệ thống trực tuyến. Tháng 5 vừa qua, Facebook đã công khai cho phép người dùng tải xuống nguồn dữ liệu từ 4 triệu người dùng bị "rò rỉ" trước đây, thông qua GitHub - một dịch vụ cung cấp kho lưu trữ mã nguồn trên nền web.
Facebook đang hành động quá chậm chạp?
Ngoài ra, Facebook cũng đình chỉ hàng trăm ứng dụng liên quan khác và "tin rằng các ứng dụng này có thể đã vi phạm các chính sách trên nền tảng". Việc đình chỉ đã biến thành một lệnh cấm bởi những người tạo ra ứng dụng đồng ý với yêu cầu kiểm toán từ Facebook; chính họ cũng hiểu rằng nguồn dữ liệu mà họ chia sẻ với các nhà nghiên cứu và các công ty chỉ được bảo vệ ở mức độ giới hạn.
David Stillwell - người sáng tạo ra các ứng dụng và là Phó giám đốc của CPC đã nói về hành động đình chỉ đột ngột này của Facebook:
"Facebook từ lâu đã nhận thức được việc sử dụng dữ liệu người dùng của ứng dụng để mang ra nghiên cứu. Năm 2009, Facebook mời tôi tham gia một cuộc hội thảo ở Thung lũng Silicon (và chi trả hết mọi phí đi lại của tôi), để muốn nhiều học giả hơn sử dụng dữ liệu của công ty. Năm 2015, Facebook thậm chí còn mời Tiến sĩ Kosinski trình bày nghiên cứu của chúng tôi tại trụ sở của công ty".
"Trong thời gian đó, Kosinski và Stillwell đều nói với tôi, hàng chục trường đại học đã xuất bản một số lượng tài liệu trong hơn một trăm nghiên cứu khoa học xã hội sử dụng dữ liệu người dùng. Không một ai ở Facebook hay công ty khác lên tiếng về cách mà nguồn dữ liệu này được lưu trữ hay phân phối trong suốt thời gian đó".
"Thật là kỳ lạ khi Facebook đột nhiên tự tuyên bố công ty đã không hề biết gì về việc nghiên cứu ứng dụng myPersonality và tin rằng dữ liệu có thể đã bị lạm dụng", Stillwell nói thêm.
Trên thực tế scandal Cambridge Analytica bị tố cáo đã xảy ra được hơn 5 tháng qua và đến tận bây giờ Facebook mới có những hành động trực tiếp cụ thể, trong khi Stillwell lại cho rằng hành động này quá đột ngột, liệu rằng "gã khổng lồ" này có đang cố gắng che giấu điều gì?
Bạn có thể kiểm tra kết quả của cuộc điều tra các ứng dụng lạm dụng dữ liệu người dùng qua từng năm mà Facebook vừa công bố trên trang cá nhân của mình tại đây.
Theo ICT News