Dự án điện khí ở Ai Cập hoàn thành trong thời gian kỷ lục

Dự án nhà máy điện khí lớn nhất thế giới tại Ai Cập do Siemens thi công đã chính thức đi vào hoạt động đưa những dòng điện đầu tiên tới hàng triệu người dân nước này.

Nhà máy điện ở Beni Suef, nằm cách thủ đô Cairo của Ai Cập khoảng 4 giờ xe chạy, nằm trong siêu dự án nhà máy điện chu trình kết hợp lớn nhất thế giới có trị giá 8 tỷ euro, vốn vay từ chính phủ Đức.

Bộ Điện lực và Năng lượng tái tạo Ai Cập cùng với Tập đoàn Siemens của Đức và đối tác liên danh Công ty xây dựng Orascom, Công ty điện Elsewedy đã hoàn thành siêu dự án này trong thời gian kỷ lục là 27,5 tháng.

Đây là dự án điện chu trình kết hợp chạy bằng khí thiên nhiên lớn nhất từng được xây dựng và vận hành trên thế giới lớn, công suất lên tới 14,4 GW. Trong ảnh là nhà máy ở New Capital, một trong 3 nhà máy thuộc siêu dự án, cùng với nhà máy ở Beni Suef và Burullus.

Thông thường một nhà máy điện chu trình hỗn hợp với công suất 1200 megawatts sẽ mất khoảng 30 tháng thi công. Trong siêu dự án tại Ai Cập, Siemens đã đồng thời xây dựng 12 nhà máy như vậy với thời gian kỷ lục và đã thành công kết nối các nhà máy này với lưới điện quốc gia.

'Việc hoàn thành các nhà máy điện này là một mốc cực kỳ quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa hạ tầng điện ở Ai Cập của chính phủ chúng tôi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển nền công nghiệp quốc gia,' Tiến sỹ Mohamed Shaker, Bộ trưởng Bộ Điện lực và Năng lượng Tái tạo nhấn mạnh. Trong ảnh: Đoàn phóng viên quốc tế tham quan nhà máy Beni Suef.

Tập đoàn Siemens đã tiến hành đào tạo cho 600 kỹ sư và kỹ thuật viên người Ai Cập để vận hành và duy trì các nhà máy điện, đồng thời mở rộng kỹ năng và kiến thức cho nguồn lao động địa phương. Các kỹ sư quốc tế từ khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, cũng được Siemens đưa đến Ai Cập tham gia vào dự án khổng lồ này.

Mỗi nhà máy điện được trang bị 8 tua bin khí thế hệ H SGT5-8000, 4 tua bin hơi, 12 máy phát điện, 8 lò thu hồi nhiệt Siemens, 12 máy biến áp và một hệ thống thiết bị đóng cắt cách điện khí 500kV GIS.

Toàn bộ các trang thiết bị đều do tập đoàn Siemens cung cấp và lắp đặt, cũng như vận hành cùng với các đối tác Ai Cập, cụ thể là Công ty Điện lực Elsewedy.

Elsewedy là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất khu vực Trung Đông và Bắc Phi, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng...

Trung tâm điều hành và giám sát của nhà máy Beni Suef, nơi các kỹ sư quốc tế ứng trực 24/24 giờ.

Có thể so sánh siêu dự án này lớn gấp gần 20 lần nhà máy điện chu trình hỗn hợp được coi là quy mô lớn tại Việt Nam là Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai), cũng sử dụng công nghệ của Siemens.

Khu vực xử lý nước thải của dự án được đầu tư hiện đại, đảm bảo nước được xả ra sông Nile an toàn đối với môi trường.

Sau khi hoàn thành vào tháng 7/2018 vừa qua, ông Emad Ghaly, Tổng giám đốc Siemens Ai Cập, đánh giá đây là một thành tựu quan trọng cho đất nước và người dân Ai Cập.

Để tăng cường lưới ở Ai Cập, Siemens đã hoàn thiện 6 trạm điện với nhiệm vụ truyền tải nguồn điện từ các nhà máy mới.

Siêu dự án được thực hiện trong điều kiện thời tiết sa mạc vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, cho thấy năng lực của Siemens cũng như đối tác Elsewedy.

Các nhà máy nằm trong siêu dự án sẽ đóng góp thêm 14.4 gigawatts (GW) tổng công suất phát điện cho lưới điện quốc gia tại Ai Cập qua đó đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của 40 triệu người với nguồn điện ổn định.

Nhà máy điện ở Beni Suef, nằm cách thủ đô Cairo của Ai Cập khoảng 4 giờ xe chạy, nằm trong siêu dự án nhà máy điện chu trình kết hợp lớn nhất thế giới có trị giá 8 tỷ euro, vốn vay từ chính phủ Đức.

Bộ Điện lực và Năng lượng tái tạo Ai Cập cùng với Tập đoàn Siemens của Đức và đối tác liên danh Công ty xây dựng Orascom, Công ty điện Elsewedy đã hoàn thành siêu dự án này trong thời gian kỷ lục là 27,5 tháng.

Đây là dự án điện chu trình kết hợp chạy bằng khí thiên nhiên lớn nhất từng được xây dựng và vận hành trên thế giới lớn, công suất lên tới 14,4 GW. Trong ảnh là nhà máy ở New Capital, một trong 3 nhà máy thuộc siêu dự án, cùng với nhà máy ở Beni Suef và Burullus.

Thông thường một nhà máy điện chu trình hỗn hợp với công suất 1200 megawatts sẽ mất khoảng 30 tháng thi công. Trong siêu dự án tại Ai Cập, Siemens đã đồng thời xây dựng 12 nhà máy như vậy với thời gian kỷ lục và đã thành công kết nối các nhà máy này với lưới điện quốc gia.

'Việc hoàn thành các nhà máy điện này là một mốc cực kỳ quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa hạ tầng điện ở Ai Cập của chính phủ chúng tôi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển nền công nghiệp quốc gia,' Tiến sỹ Mohamed Shaker, Bộ trưởng Bộ Điện lực và Năng lượng Tái tạo nhấn mạnh. Trong ảnh: Đoàn phóng viên quốc tế tham quan nhà máy Beni Suef.

Tập đoàn Siemens đã tiến hành đào tạo cho 600 kỹ sư và kỹ thuật viên người Ai Cập để vận hành và duy trì các nhà máy điện, đồng thời mở rộng kỹ năng và kiến thức cho nguồn lao động địa phương. Các kỹ sư quốc tế từ khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, cũng được Siemens đưa đến Ai Cập tham gia vào dự án khổng lồ này.

Mỗi nhà máy điện được trang bị 8 tua bin khí thế hệ H SGT5-8000, 4 tua bin hơi, 12 máy phát điện, 8 lò thu hồi nhiệt Siemens, 12 máy biến áp và một hệ thống thiết bị đóng cắt cách điện khí 500kV GIS.

Toàn bộ các trang thiết bị đều do tập đoàn Siemens cung cấp và lắp đặt, cũng như vận hành cùng với các đối tác Ai Cập, cụ thể là Công ty Điện lực Elsewedy.

Elsewedy là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất khu vực Trung Đông và Bắc Phi, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng...

Trung tâm điều hành và giám sát của nhà máy Beni Suef, nơi các kỹ sư quốc tế ứng trực 24/24 giờ.

Có thể so sánh siêu dự án này lớn gấp gần 20 lần nhà máy điện chu trình hỗn hợp được coi là quy mô lớn tại Việt Nam là Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai), cũng sử dụng công nghệ của Siemens.

Khu vực xử lý nước thải của dự án được đầu tư hiện đại, đảm bảo nước được xả ra sông Nile an toàn đối với môi trường.

Sau khi hoàn thành vào tháng 7/2018 vừa qua, ông Emad Ghaly, Tổng giám đốc Siemens Ai Cập, đánh giá đây là một thành tựu quan trọng cho đất nước và người dân Ai Cập.

Để tăng cường lưới ở Ai Cập, Siemens đã hoàn thiện 6 trạm điện với nhiệm vụ truyền tải nguồn điện từ các nhà máy mới.

Siêu dự án được thực hiện trong điều kiện thời tiết sa mạc vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, cho thấy năng lực của Siemens cũng như đối tác Elsewedy.

Các nhà máy nằm trong siêu dự án sẽ đóng góp thêm 14.4 gigawatts (GW) tổng công suất phát điện cho lưới điện quốc gia tại Ai Cập qua đó đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của 40 triệu người với nguồn điện ổn định.

Theo Vietnam+

http://www.vietnamplus.vn/du-an-dien-khi-o-ai-cap-hoan-thanh-trong-thoi-gian-ky-luc/534558.vnp