Đối phó với Trung Quốc và Nga, Mỹ dự định bán máy bay tàng hình B-21 cho các đồng minh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mỹ sẽ chế tạo một số lượng lớn máy bay ném bom tàng hình B-21 "Raider" với sản lượng lớn hơn nhiều so với bất kỳ máy bay ném bom nào của phương Tây trong hơn nửa thế kỷ qua để sử dụng và bán cho các đồng minh.
Hình ảnh giả tưởng của B-21 Raider đang trong quá trình chế tạo (Ảnh: Military).
Hình ảnh giả tưởng của B-21 Raider đang trong quá trình chế tạo (Ảnh: Military).

Theo trang web quân sự Military Watch, riêng Không quân Mỹ có thể đặt mua hơn 200 chiếc. Ngoài ra, nhằm đối phó với những thách thức của Trung Quốc và Nga, Mỹ cũng sẽ xuất khẩu B-21 sang các đồng minh như Ấn Độ, Australia...

Military Watch ngày 1/8 đăng bài cho biết, B-21 là máy bay ném bom thế hệ tiếp theo (Next-Generation Bomber, NGB) được lên kế hoạch thay thế các máy bay ném bom chiến lược B-1B và B-2 trong biên chế của Không quân Mỹ vào năm 2030. Hiện nay việc chế tạo máy bay mẫu đã bắt đầu và chuyến bay đầu tiên dự kiến ​​sẽ được tiến hành vào năm 2022.

Mặc dù Mỹ trước đây không xuất khẩu các thế hệ máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới nhưng B-21 có rất nhiều chức năng, ngoài nhiệm vụ ném bom, nó còn có thể sử dụng khả năng tàng hình để hoạt động như một máy bay cảnh báo sớm. Nó cũng có thể sử dụng một bộ cảm biến mạnh mẽ để trở thành một nguồn chia sẻ thông tin tình báo lẫn nhau.

Hình ảnh giả tưởng của B-21 (Ảnh: Military).

Hình ảnh giả tưởng của B-21 (Ảnh: Military).

Ngoài ra, nó cũng có thể đóng vai trò của một máy bay tiếp dầu trên không. B-21 rất linh hoạt, “đa tài đa nghệ” và có thể được trang bị laser và vũ khí hướng năng lượng trong tương lai, được kỳ vọng sẽ trở thành loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của phương Tây.

Do yêu cầu bảo trì và chi phí vận hành cùng giá thành thấp hơn nhiều so với các máy bay ném bom do Mỹ sản xuất trước đây, nên B-21 có thể rất hấp dẫn đối với các khách hàng xuất khẩu. Giá thành của B-21 thấp hơn so với B-2 "Spirit" tới 75%, có thể phù hợp hơn đối với túi tiền một số quốc gia.

Việc Washington xuất khẩu máy bay ném bom cho các đồng minh của mình không chỉ có thể cải thiện hiệu quả khả năng của liên minh Mỹ trong việc đối phó với Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran hoặc các đối thủ khác của Mỹ; mà còn giúp giảm gánh nặng quân sự của chính Mỹ và tạo động lực mạnh mẽ cho xuất khẩu. Giới quân sát phân tích cho rằng Mỹ có nhiều khả năng xuất khẩu máy bay ném bom B-21 cho các quốc gia sau:

Australia

Nếu Mỹ xuất khẩu B-21, Australia chắc chắn là một khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, Australia đã chuẩn bị sẵn sàng để đón loại chiến đấu cơ này tại các căn cứ hiện là nơi đóng quân của Mỹ ở nước này. Do Australia là tiền đồn của phương Tây ở gần khu vực Đông Nam Á, các đối tác phương Tây đang đặc biệt tập trung vào Trung Quốc và hỗ trợ Australia xây dựng tiềm lực quân sự. Việc cung cấp cho Australia khả năng tấn công các mục tiêu trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ giúp hỗ trợ các mục tiêu phương Tây trên diện rộng hơn.

Hình ảnh so sánh B-21 với B-2 (Ảnh: Military Power).

Hình ảnh so sánh B-21 với B-2 (Ảnh: Military Power).

Trước đây, Australia là khách hàng duy nhất có được tiêm kích F-111 “Aardvark” của Mỹ, nếu Mỹ bán B-21 cho Canberra, nó sẽ phát huy được chức năng răn đe rộng rãi hơn. B-21 sẽ bổ sung cho F-35 của Australia. Có thông tin cho rằng Australia có ý định triển khai F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng trên tàu chiến để thể hiện sức mạnh quân sự của mình sâu hơn ở Đông Á.

Israel

Israel là một trong số ít khách hàng có khả năng mua B-21 nhất. Quốc gia Trung Đông nhỏ bé này là một trong 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới, và B-21 sẽ gia tăng đáng kể lực lượng không quân trong "Nuclear Triad” (Bộ ba hạt nhân chiến lược) của Israel. Có lẽ quan trọng hơn, B-21 có thể mang theo các vũ khí như bom xuyên khổng lồ GBU-57 mà Israel hiện không thể triển khai, mang lại cho nước này một lựa chọn quân sự đáng tin cậy hơn dùng chống lại các đối thủ khu vực như Iran để phá hủy các cơ sở hạt nhân và căn cứ tên lửa ngầm của nước này.

Hình ảnh giả tưởng về một phi đội B-21 (Ảnh: Military).

Hình ảnh giả tưởng về một phi đội B-21 (Ảnh: Military).

Nhật Bản

Với việc Nhật Bản bắt đầu mua thêm nhiều vũ khí, coi Trung Quốc, Triều Tiên và Nga làm kẻ thù giả định, thay đổi vai trò từ phòng thủ sang tấn công, Tokyo cũng trở thành khách hàng khả dĩ của B-21, và "Kẻ đột kích" (Raider) sẽ cung cấp thêm cho Nhật Bản sự lựa chọn để tấn công các mục tiêu ở các nước láng giềng. Phân tích chỉ ra rằng do Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chịu sự giám sát chặt chẽ của Mỹ và Mỹ vẫn có một số lượng lớn binh lính đóng tại Nhật Bản, nên nguy cơ tạo ra đối với lợi ích của Mỹ do việc bán B-21 cho Nhật Bản là khá thấp.

Ngược lại, Mỹ có thể hưởng lợi lớn trong việc bán B-21 cho Nhật Bản, Tokyo có thể đặt hàng số lượng lớn để hợp tác với Hoa Kỳ trong các nhiệm vụ quân sự ở Đông Á.

Ấn Độ

New Delhi trước đó đã tuyên bố rằng họ có ý định mua máy bay ném bom chủ yếu cho các cuộc tấn công mục tiêu trên biển. B-21 có khả năng được trang bị "Tên lửa chống hạm tầm xa" (LRASM) mà máy bay B-1B hiện đang sử dụng. Tính năng tàng hình của máy bay ném bom B-21, cùng với bộ cảm biến mạnh mẽ của nó, sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu chiến các quốc gia thù địch với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.

B-21 có thiết kế tàng hình ở mức cao (Ảnh: USairforce).

B-21 có thiết kế tàng hình ở mức cao (Ảnh: USairforce).

Bản thân Mỹ cũng đã triển khai máy bay ném bom ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và muốn biến Ấn Độ thành đối tượng chính để bán vũ khí. Các nhà phân tích cho rằng nếu New Delhi muốn mua B-21, Hoa Kỳ có khả năng sẽ gật đầu. B-21"Raider" sẽ tạo ra mối đe dọa đối với các hạm tàu của Trung Quốc, cung cấp khả năng tấn công chiều sâu và tăng cường đáng kể khả năng răn đe hạt nhân của Ấn Độ.

Pháp

Pháp là một trong những đối tác chiến lược số một của Mỹ trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và là quốc gia thành viên NATO hùng mạnh thứ hai. Ngoài ra, Pháp cũng là nước ủng hộ số một cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở Syria. Cả Mỹ và Pháp đều đã triển khai lực lượng mặt đất ở Syria. Ở Đông Á, Paris luôn ủng hộ Washington có can dự quân sự sâu hơn.

Mặc dù Pháp chủ yếu dựa vào ngành hàng không trong nước để đáp ứng hầu hết các nhu cầu quân sự, nhưng xét từ khía cạnh nguồn lực tài chính hiện tại, việc họ tự chế tạo cho mình máy bay ném bom tàng hình là điều rất khó xảy ra.