5G có thực sự là kẻ thay đổi cuộc chơi?

Điều gì làm nên sự khác biệt giữa 4G và 5G?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – 5G dường như đã sẵn sàng để lấp đầy những khoảng trống trong thị trường mà 4G không thể thực hiện được. Vậy đâu là những khác biệt quan trọng nhất giữa 5G và 4G?
Ảnh: Dynamo Led Displays
Ảnh: Dynamo Led Displays

Khi quá trình thâm nhập thị trường di động đạt mức cao nhất mọi thời đại, dữ liệu đã trở thành nguyên liệu mới trong thế hệ chúng ta. Với mức tiêu thụ dữ liệu tăng vọt, ngành công nghiệp đang cố gắng giải quyết tình trạng tắc nghẹn mạng trong các dải tần số vô tuyến (spectrum band) để theo kịp nhu cầu về tốc độ ngày càng cao của con người.

Được ngợi ca là “kẻ làm thay đổi cuộc chơi” (game changer) trong lĩnh vực kết nối di động, 5G đánh dấu một bước tiến vượt bậc khác về tốc độ tải xuống và tải lên dữ liệu. Nó cũng hứa hẹn sẽ củng cố sở hạ tầng mạng di động hiện có với độ trễ thấp hơn, tốc độ nhanh hơn và chất lượng đáng tin cậy.

Vậy điều gì sẽ làm cho mạng 5G trở thành một "game changer" thực sự?

Mời độc giả cùng VietTimes tìm hiểu 5G là gì và sự khác biệt cơ bản giữa 5G và 4G.

5G là gì

Ảnh: Medium
Ảnh: Medium

Được giới thiệu vào năm 2019, 5G được coi là xương sống của nền kinh tế IoT (Internet of Things), có khả năng kết nối hầu hết tất cả mọi thứ. 


Là sự kết hợp giữa các tế bào nhỏ (sóng milimet) và beamforming (công nghệ dẫn lối của trạm gốc giúp xác định tuyến đường đi dữ liệu hiệu quả nhất của một người dùng bất kỳ, giúp giảm nhiễu hiệu quả), 5G có thể cung cấp tốc độ truyền đáng kinh ngạc cùng độ trễ cực thấp.

 

5 ưu điểm của 5G so với 4G:


- Tốc độ truyền nhanh hơn (gấp 4G LTE ít nhất 10 - 100 lần)

- Giảm độ trễ (5G cung cấp độ trễ thấp hơn 10 lần so với 4G)

- Khả năng kết nối lớn (5G cho phép tăng gấp 100 lần dung lượng truy cập so với 4G)

- Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng (5G tiêu thụ năng lượng ít hơn khoảng 10% so với các mạng 4G LTE hiện có).

- Quản lý tốt hơn các quy trình kinh doanh (thông qua 5G, các doanh nghiệp có thể điều phối các thiết bị với hiệu quả cao hơn nhiều so với 4G).

Ảnh: Forbes
Ảnh: Forbes

5 nhược điểm chính của công nghệ 5G:


- Chi phí thiết lập cơ sở hạ tầng đắt đỏ (với việc thay thế cơ sở hạ tầng di động hiện tại, 5G đòi hỏi nhiều trạm gốc và kỹ sư lành nghề hơn để phục vụ cho công tác bảo trì).

- Tiềm ẩn nhiều rủi ro (công nghệ 5G vẫn đang trong quá trình phát triển, cần phải thực hiện thêm nhiều bước thử nghiệm mới có thể khẳng định được tính khả thi của nó).

Ảnh: Phone Arena
Không như 4G, tín hiệu 5G dễ bị chặn bởi các bức tường, tòa nhà, cây cối hơn. (Ảnh: Phone Arena)

- Phạm vi phủ sóng hạn chế (sóng trong phổ 5G là sóng milimet. Dù có tốc độ nhanh hơn nhưng nó lại dễ dàng bị chặn lại bởi các tòa nhà, cây cối, tường,… Đây cũng là lý do vì sao 5G cần nhiều trạm phát sóng hơn 4G).


- Mạng 5G hiện tại đang hoạt động ở các dải tần số vô tuyến quá đông đúc. Nhiều mạng 5G hiện nay đang chạy trên tần số 6GHz, vốn đã có rất nhiều tín hiệu khác hiện hoạt.

- Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư: sự gia tăng theo cấp số nhân của các thiết bị truyền và truy cập dữ liệu trên phổ 5G cũng tạo ra nhiều lỗ hổng xâm nhập hơn cho tin tặc.

Kết luận


Mặc dù sự phát triển của các thế hệ mạng từ 1G đến 4G chủ yếu nhằm mục đích tối ưu hóa công nghệ mạng không dây và cải tiến điện thoại thông minh nhưng đến với 5G, quy mô của nó còn rộng lớn hơn rất nhiều và đương nhiên là nhiệm vụ của 5G sẽ không chỉ dừng lại ở thế giới smartphone.

Ảnh: Gizchina
Ảnh: Gizchina

5G không chỉ đơn thuần là tốc độ tải xuống nhanh hơn, phục vụ cho nhu cầu phát trực tuyến mà công nghệ này còn trở thành cầu nối cho các ngành công nghiệp internet và điện toán đám mây nhằm xây dựng một nền kinh tế siêu kết nối.


Khi bạn đang lái một chiếc ô tô thông minh, điều khiển từ xa máy bay không người lái hoặc một robot phẫu thuật nào đó, mỗi mili giây đều trở nên quan trọng để “lệnh” của bạn được thực hiện một cách hiệu quả và kịp thời. Với tốc độ vượt bậc của 5G so với các thế mạng di động trước đó, chúng ta có thể mong đợi một cuộc cách mạng lớn về khả năng tính toán chính xác, hoàn thành nhiều tác vụ yêu cầu nhiều dữ liệu hơn chỉ trong thời gian ngắn.

Với 5G, những công nghệ tưởng chừng như chỉ có trong khoa học viễn tưởng như vận chuyển hàng bằng máy bay không người lái, xe tự lái, phẫu thuật từ xa, y tế từ xa,… có thể sẽ sớm được phổ biến rộng rãi.