Khi người dùng ra khỏi vùng địa lý thiết lập từ trước hoặc nhập sai mật khẩu quá số lần nhất định, điện thoại sẽ kích hoạt cơ chế tự phá hủy chip xử lý, bộ nhớ.
Cơ chế hoạt động của các hệ thống như vậy sử dụng kênh năng lượng từ pin và gây ra hiện tượng quá nóng và kích hoạt một loại polymer đặc biệt giúp nhanh chóng phá hủy thiết bị.Ý tưởng về một chiếc điện thoại tự hủy vốn chỉ xuất hiện trên các bộ phim khoa học viễn tưởng trước đây. Tính năng độc đáo này được nhiều người dùng mong muốn sở hữu để bảo mật các dữ liệu tối quan trọng. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Arab Saudi mới đây đã biến công nghệ này thành hiện thực khi một thiết bị có thể tự phá hủy trong tối thiểu 10 giây. Máy được lập trình để tự động kích hoạt trong các điều kiện nhất định.
Điểm khó nhất của cơ chế này là biến các tác động về phần mềm thành việc kích hoạt phần cứng. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thành công trong trường hợp sử dụng thiết bị định vị GPS có sẵn trên điện thoại. Khi máy vượt ra ngoài một vùng cụ thể, bộ phận kích hoạt tự hủy sẽ hoạt động. Nhóm cũng đang phát triển tính năng nếu người dùng nhập mật khẩu sai quá số lần quy định, thiết bị sẽ kích hoạt tự hủy.
Hiện công nghệ này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm cuối cùng với nhiều nguyên mẫu cho các giai đoạn khác nhau. Nhóm nghiên cứu của King Abdullah University of Science and Technology (KAUST) hy vọng cơ chế tự hủy sẽ áp dụng thành công với tất cả thành phần trên máy bao gồm chip, bộ nhớ....
Năm 2014, Boeing từng nộp hồ sơ lên FCC về việc phát triển một điện thoại siêu bảo mật có tên Boeing Black. Sản phẩm này cũng được gán mác "tự hủy" để bảo mật dữ liệu nhưng chỉ thiên về phần mềm. Khi một người lạ cố gắng mở máy bằng thao tác vật lý, máy sẽ kích hoạt chế độ xóa sạch dữ liệu thiết bị. Xét về mặt an toàn, thiết bị của KAUST tốt hơn do hủy cả các chi tiết phần cứng.
Video điện thoại tự hủy của Boeing:
Theo VnExpress