Điện thoại cũ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Thói quen thay đổi điện thoại đang dần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta nhưng việc tiêu hủy và tái chế chúng đôi khi mang lại ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong khi Apple đứng đầu trong quy trình xử lý 'xanh' thì Oppo, Vivo đang ở mức báo động.

Thay đổi điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta sau một thời gian dài, nhất là khi cuộc cách mạng smartphone ra đời, công nghệ sản xuất được cải tiến từng ngày luôn khiến bạn tò mò khám phá.

Dù điện thoại cũ có được tái sử dụng hay vứt đi thì một câu hỏi được đặt ra là số lượng những thiết bị này sẽ được tiêu thụ như thế nào, khi mà chỉ trong năm 2017 có đến tới 1,45 tỷ điện thoại thông minh đã được sản xuất trên toàn cầu.

Tất nhiên không phải tất cả mọi người khi thay điện thoại mới đều vứt đi "dế" cũ nhưng theo Cơ quan bảo mệ môi trường, chỉ trong năm 2010 tại Mỹ, có tới 125 triệu điện thoại đã bị bỏ đi. Và chính những nguyên vật liệu làm ra điện thoại ảnh hưởng không hề nhỏ tới môi trường tự nhiên của chúng ta.

Cụ thể từ màn hình cảm biến cho đến loa, mỗi thành phần điện tử trong một điện thoại thông minh hiện đại đều được cấu tạo từ "khoáng sản đất hiếm" nằm trong nhóm các nguyên tố như lanthanides (15 nguyên tố), yttrium và scandium. Đất hiếm là một trong những loại khoáng sản đặc biệt, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao có mặt ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Ví dụ như Trung Quốc hiện là quốc gia cung cấp khoáng đất hiếm lớn nhất thế giới, trong năm 2017 sản lượng là 105 nghìn tấn, tiếp theo là Úc với 20 nghìn tấn và tiếp theo là Nga với 3 nghìn tấn. Trong khi Việt Nam nguồn tài nguyên đất hiếm được đánh giá có tổng trữ lượng tới 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc nhưng công nghệ khai thác còn lạc hậu, chưa khai thác hết giá trị của đất hiếm.

Tác động tiêu cực lên nguồn nhân lực và tài nguyên

Việc khai thác các nguyên vật liệu hiếm không những làm nguồn tài nguyên bị suy giảm, mà trong quá trình còn buộc phải sử dụng các axit độc, cộng với môi trường trong các hầm mỏ rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng con người. Thêm vào đó Trung Quốc không phải là nước đi đầu trong những tiêu chuẩn về quy định an toàn cho môi trường nên vấn đề này càng thêm tồi tệ hơn.

Một số kim loại nổi tiếng cũng là thành phần chính để tạo nên điện thoại thông minh như vàng, bạc, nhôm, đồng, niken,...mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho các nhà xuất. Trung bình phải khai thác một tấn quặng để có thể lấy được 1 gram vàng.

Một nguyên liệu đặc biệt khác là cobalt - được sử dụng trong pin của điện thoại và một nửa nguồn cung cấp đến từ nước Công-gô. Đã có những báo cáo cho rằng tại đây nguồn lao động được sử dụng để khai thác cobalt là đối tượng trẻ em, thực sự là một tác động tiêu cực về nhân đạo từ môi trường.

Trẻ em ở Công-gô đang khai thác vật liệu cobalt.

Ngoài ra nhựa cũng là nguyên liệu được các nhà sản xuất điện thoại ưa chuộng vì nó khá rẻ khi tạ ra các thiết bị cấp thấp và dễ sản xuất. Tuy nhiên đây lại là vật liệu khó tái chế ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường.

Quá trình tiêu hủy điện thoại

Trước khi điện thoại thông minh được tái chế, còn có một trở ngại khác là việc thu thập các thiết bị vì có rất nhiều nơi thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để thu thập chất thải điện tử, cũng như xử lý chất thải từ điện thoại. Ngoài ra hầu hết các thiết bị điện tử được thu thập tại Mỹ (lên tới 65%) được xuất khẩu sang các nước đang phát triển để tái chế. Quá trình này tạo ra một lượng khí thải carbon của từng thiết bị thải ra trong không khí.

Khi các sản phẩm đến cơ sở tái chế, chúng cũng phải được tháo rời nhưng quá trình này còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của nơi thực hiện, hoặc bằng máy móc hay lao động thủ công. Việc bóc tách các thiết bị di động không phải là điều dễ dàng, quá trình này đòi hỏi phải sử dụng nhiều nguồn năng lượng và hóa chất động hại.

Tuy nhiên một trong những cơ sở hạ tầng cao cấp trong việc xử lý này là rô-bốt Daisy từ Apple, có thể tháo dỡ 200 chiếc iPhone trong vòng một giờ, còn giảm được lượng khí thải carbon trong quá trình tái chế.

Các công ty sản xuất điện thoại nào phải có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ môi trường?

Thật khó có thể đánh giá được mức độ trách nhiệm của các công ty sản xuất smartphone đối với môi trường vì các hãng hầu như không công khai các thành phần vật liệu sản xuất ra điện thoại. Thế nhưng nhóm vận động môi trường Greenpeace đã lập ra một bảng đo độ "an toàn với môi trường" theo mức độ nghiêm trọng từ F-A trong các sản phẩm của các công ty:

Ở bảng trên các hãng Amazon, Oppo, Vivo và Xiaomi đang ở mức độ F - báo động cao nhất, Samsung ở vị trí E tiếp theo, còn Apple và Fairphone đang nằm ở vị trí an toàn là B.

Một trong những tìm kiếm nhanh cho thấy rằng bạn sẵn sàng mua một điện thoại OnePlus 6 từ Amazon với giá 609 USD hơn là một Galaxy S9 của Samsung với giá 650 USD dù nó thân thiện với môi trường hơn. Thậm chí một điện thoại thân thiện với môi trường sẽ đắt hơn khoảng 400 USD so với một điện thoại có thông số kĩ thuật tốt hơn, thì tất nhiên 95% người điện thoại vẫn chọn phương án điện thoại cấp cao.

Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ?

Rõ ràng chính phủ Mỹ hay Liên minh Châu Âu không thể đặt ra điều kiện làm việc cho các nhà sản xuất điện thoại ở Châu Phi hay Châu Á nhưng các cơ quan này vẫn có thể áp dụng các biện pháp xử lý các thiết bị điện tử ở khu vực của mình.

Tại Mỹ mọi quy định hầy như đều được ban hành ở cấp tiểu bang và đến nay đã có 25 tiểu bang triển khai các chương trình quản lý chất thải điện tử khác nhau. Trong sơ đồ nước Mỹ sau, màu vàng biểu thị cho những bang đang thực hiện chương trình xử lý thiết bị điện tử thân thiện với môi trường:

Ở khu vực Đại Tây Dương, Ủy ban liên minh Châu Âu (EC) cũng đã tài trợ cho dự án về nguyên liệu thô. Mục tiêu của dự án là thu hồi các vật liệu từ chất thải điện tử bằng cách cải thiện điều kiện thu nhập và xử lý các thiết bị điện tử chưa qua sử dụng (không bán được). Dự án diễn ra ở 4 quốc gia trong vòng 2 năm và sẽ kết thúc vào tháng 6 năm nay. Những kết quả về thử nghiệm đang được kiểm tra và các đề xuất thay đổi chính sách sẽ tiếp tục được thực hiện vào năm 2019.

Tuy nhiên một trong những yếu tố tác động trực tiếp lên môi trường chính là cách chúng ta xử lý các thiết bị điện tử của mình, ví dụ như những chọn lựa liên quán đến: nhà cung cấp điện thoại, nhà sản xuất...Cũng như thói quen thay đổi điện thoại cũng thể hiện được chúng ta có đang thân thiện với môi trường hay không.

Theo ICT News

http://ictnews.vn/the-gioi-so/di-dong/dien-thoai-cu-co-anh-huong-den-moi-truong-nhu-the-nao-170515.ict