|
TheoBộ Tài chính, đây làtiền nợ thuếcủa của các doanh nghiệp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan; tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, hộ kinh doanh đã bỏ kinh doanh, do chết, mất tích mà không còn khả năng thu.
Cụ thể, theo bộ Tài chính, hộ kinh doanh có số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tính đến cuối năm 2013 là lớn nhất, ước khoảng 9.110 tỷ đồng.
Để được xóa các loại nợ liên quan đến thuế, Bộ Tài chính cho rằng chỉ áp dụng với hộ kinh doanh đã bỏ kinh doanh. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định việc xóa nợ sau khi các cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh… xác nhận hộ kinh doanh đã bỏ kinh doanh, xác nhận không còn tài sản, vốn.
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng số tiền mà doanh nghiệp chậm nộp do những nguyên nhân khách quan trong thời điểm kinh tế suy giảm từ năm 2013 trở về trước ước khoảng 1.690 tỉ đồng.
Những nguyên nhân khách quan khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nợ thuế là bị đối tác phá bỏ hợp đồng; doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao trên 13,5%/ năm. Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh bị kéo dài, bị tăng chi phí do điều chỉnh các nội dung trong giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là biện pháp để góp phần hỗ trợ người nộp thuế tiếp tục có cơ hội kinh doanh.
Tuy nhiên, để được xóa nợ tiền thuế mà doanh nghiệp chậm nộp, Bộ Tài chính cũng đề nghị chỉ áp dụng với những đơn vị nộp đủ số thuế nợ trước ngày 31-12 năm nay. Riêng những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không được xoá nợ tiền chậm nộp thuế.
TheoTuổi trẻ