Đây là những gì tôi mang theo khi du lịch khắp thế gian
Đức Hải
Harrison Jacobs, cây bút của tờ Business Insider đã đi du lịch vòng quanh thế giới năm qua. Đây là những món đồ công nghệ anh mang theo sử dụng trong suốt quá trình đó.
Fujifilm X-T3 (1.499 USD) - Tôi bắt đầu sử dụng máy ảnh Fujifilm từ năm 2011 với thiết bị đầu tiên là Fuji X100. Sau đó, tôi đã nâng cấp dần lên mẫu Fuji X-T2 và hiện giờ là Fuji X-T3. Để có thể chụp ảnh trong nhiều điều kiện khác nhau, tôi mang theo 3 ống kính gồm Fujinon XF 23 mm F/1.4, Fujinon XF 56 mm F1.2, và Fujinon XF Zoom 16-55 mm F/2.8. Ảnh: Pocket-lint.
Sony Cybershot RX100 Mark V (857 USD) - Bên cạnh Fuji X-T3, tôi cũng mang theo một chiếc Sony Cybershot RX100 Mark V. Nó có kích thước nhỏ gọn, nhẹ, có thể cho vừa trong túi và có chụp. Chiếc máy này cho khả năng chụp hình linh hoạt khi hỗ trợ ống kính zoom. Ảnh: Sony.
MacBook Pro 13 Inch (1.099 USD) - Tôi đã gắn bó với những chiếc MacBook từ rất lâu. Nó có thiết kế mỏng nhẹ, thuận tiện cho việc mang đi lại. Bên cạnh đó, tôi cũng có thể dễ dàng xử lý các công việc liên quan đến đồ họa như chỉnh sửa video hay hình ảnh trên chiếc máy này. Ảnh: AppleInsider.
Cổng chuyển Hyperdrive (98 USD) - Điểm hạn chế lớn nhất trên chiếc MacBook Pro 2017 mà tôi đang sử dụng là khả năng kết nối khi chỉ hỗ trợ cổng USB-C. Do đó, cổng chuyển đổi là thứ không thể thiếu. Nó giúp chiếc máy có thêm 2 cổng USB-A, khe cắm thẻ nhớ SD, giắc cắm mạng và cổng HDMI. Ảnh: Hyper.
OnePlus 6T (579 USD) - Tôi đã chuyển từ nền tảng iOS sang Android từ năm 2018 và chọn mua chiếc OnePlus 6T theo lời khuyên từ một đồng nghiệp. Sau nhiều tháng trải nghiệm, chiếc máy này khiến tôi hoàn toàn hài lòng khi nó cho tốc độ nhanh, được trang bị nhiều tính năng cao cấp như vân tay dưới màn hình. Ảnh: Mashable.
Kindle Paperwhite (130 USD) - Việc mang theo những cuốn sách trong quá trình du lịch là điều tương đối khó khăn bởi chúng sẽ chiếm nhiều diện tích và khiến tôi gặp bất tiện hơn khi di chuyển. Với Kindle Paperwhite, tôi có thể đọc sách mà không cần phải mang quá nhiều đồ. Ảnh: Amazon.
Máy ghi âm cầm tay Zoom H1N ($105) - Trước đây, tôi từng dùng ứng dụng ghi âm có sẵn trên smartphone để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, sau một vài sự cố như ngừng ghi âm đột ngột hoặc tệp tin ghi âm quá ồn, tôi đã chọn mua chiếc Zoom H1n. Thiết bị này tương đối nhỏ gọn, có khả năng lọc âm tốt và ghi lại tệp tin chất lượng cao. Ảnh: cinema5D.
Bộ chuyển đổi cổng sạc (11 USD) - Từng khu vực hoặc quốc gia khác nhau sẽ sử dụng các chuẩn sạc khác nhau. Để đảm bảo tất cả thiết bị của tôi có thể được sạc pin an toàn và kịp thời, việc trang bị một bộ chuyển đổi là điều không thể thiếu. Ảnh: Amazon.
Ổ cứng SSD Sandisk 2 TB (361 USD) - Chiếc ổ cứng này có khả năng chống nước, chống va đập và điều quan trọng nhất là kích thước của nó tương đối nhỏ gọn. Với dung lượng 2 TB, tôi có thể lưu trữ được nhiều đoạn video phỏng vấn và hình ảnh hiện trường. Ảnh: Sandisk.
Loa Bluetooth không dây JBL Clip 3(40 USD) Loa Bluetooth không dây JBL Clip 3 (40 USD) - Đây là một trong những chiếc loa Bluetooth có kích thước nhỏ gọn nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, chất lượng âm thanh nó mang lại không bị ảnh hưởng quá nhiều. Ảnh: Expert Reviews.
Pin dự phòng ZMI USB-C (70 USD) - Viên pin này có dung lượng lớn lên tới 20.000 mAh. Bên cạnh chiếc OnePlus 6T, tôi thậm chí có thể sử dụng nó để sạc cho cả MacBook Pro 2017 của mình. Ảnh: ZMI.
Balo Peak Design Everyday Backpack 30L (289 USD) - Với hàng loạt món đồ từ máy ảnh, ống kính, máy tính, smartphone, tôi cần có một chiếc balo chắc chắn để có thể đựng vừa chúng. Chiếc balo này được chia thành 3 ngăn chính. Nó có thiết kế các ngăn chống sốc dành riêng để chứa máy ảnh và ống kính. Ảnh: Mirrorless Comparison.