Trong một tài liệu vừa được công bố, Google đã liệt kê các thiết bị được lựa chọn có thể chạy Fuchsia bao gồm Pixelbook (của Google), Switch Alpha 12 của Acer và NUC của Intel. Tài liệu này cũng cho biết chi tiết cách cài đặt Fuchsia OS lên các thiết bị. Tuy nhiên, trong quá trình này rất có thể sẽ xảy ra một vài trục trặc. Hơn nữa, do Fuchsia OS vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên nó không phải là lựa chọn cho những người dùng ít kinh nghiệm và hay cho mục đích thương mại.
Lưu ý rằng quá trình cài đặt cho Fuchsia yêu cầu máy chủ và một máy mục tiêu có thể giao tiếp qua mạng Lan (local area network). Trong đó, máy mục tiêu chính là thiết bị được cài đặt Fuchsia OS sau cùng.
Google khá kín tiếng về ý định sử dụng hệ điều hành Fuchsia OS này. Hầu hết chúng ta đều chỉ biết rằng đây là một dự án mã nguồn mở. Một điều cần lưu lý là Fuchsia OS được phát triển dựa trên Zircon microkernel, khác với nhân Linux được tìm thấy trên Android và Chrome OS.
Kể từ sau khi Google hủy bỏ kế hoạch phát triển Andromeda, Fuchsia dường như đại diện cho nỗ lực mới nhất của công ty khổng lồ này để hợp nhất hai nền tảng máy tính hiện có của họ.
Theo Báo Diễn đàn đầu tư