Buổi tối hôm 20/3/2021, chúng tôi đang dự lễ sinh nhật đơn giản của lương y Nguyễn Trọng Thi, có một người thanh niên bước khu nghỉ dưỡng mà vợ chồng Nguyễn Trọng Thi và Đào Thị Tám đang xây dựng. Anh ta cho biết đến để xem công việc chuẩn bị cho cuộc thi câu ca lóc ngày mai sẽ diễn ra tại hồ Tứ Liên 2 của nhà Thi -Tám. |
Anh ta giải thích với chúng tôi rằng đây là cuộc thi lần thứ 4 đối với các cần thủ trên toàn quốc, và cuộc thi thứ hai trên đất Tây Nguyên. Anh ta giải thích rằng từ khi dính dịch Covid từ đầu năm 2020, các hoạt động thể thao trên toàn quốc hầu như bị cấm, ngay cả các trận bóng đá cũng có khi diễn ra mà không có người xem. Riêng trên đất Lâm Đồng này, suốt hai kỳ cách ly trên toàn quốc, không có một ca nào dính Covid, vì vậy giải thi câu cá lóc của các cần thủ được phép diễn ra khá dễ dàng. |
Sáng sớm, lương y Nguyễn Trọng Thi đã xuống vườn hoa cạnh hồ cá thắp hương cầu may cho cuộc thi diễn ra suôn sẻ. |
Sáng sớm, Chủ tịch Hội Cần thủ Tây Nguyên -"Ông già Bảo Nam", như anh tự giới thiệu là bạn bè trong giới cần thủ quen gọi như vậy, phóng xe đưa vợ tới, kiểm tra lần cuối cùng khâu chuẩn bị. "Ông già Bảo Nam" dành cho tôi ít phút phỏng vấn. "Ông già" nói hội của ông thành lập cách đây hơn 4 năm, đầu tiên ở Buôn Ma Thuột, quê hương ông, và phát triển dần ra Tây Nguyên, hiện nay ra toàn quốc. Hội Cần thủ có 4000 ngàn hội viên, trong đó có 200 hội viên là nữ. (Có lẽ Tiến sĩ Khuất Thu Hồng về bình đẳng giới cũng phải lưu tâm đến hội này, vì sao trong một thời gian ngắn như vậy lại thu hút được tới nhiều nữ tham gia đến vậy.) |
Các cần thủ lần lượt có mặt. |
Các cần thủ tranh thủ thử cần, so dây, hay selfi. |
Nữ cần thủ đầu tiên xuất hiện. Cô tên Nhi, nhà ở Phú Yên, có lẽ là ở Tuy Hòa, thành phố mà trong tương lai có thể đẹp hơn Nha Trang vì được kiến trúc sau, hình bàn cờ. Cô đang đăng ký với ban tổ chức. Lần này có khoảng 120 cần thủ tham gia, trong đó có 3 nữ. |
Các cần thủ chụp ảnh lưu niệm tại nơi đã diễn ra lời hướng dẫn thể lệ cuộc thi của Chủ tịch Câu lạc bộ Cần thủ Nam Ban, người hôm qua gặp chúng tôi khi đến kiểm tra lần cuối việc chuẩn bị, và lời chúc thi đấu tốt của "Ông già Bảo Nam", và nơi sẽ diễn ra lễ trao các cúp sau khi thi đấu. "Ông già Bảo Nam" cho biết các cần thủ làm nhiều nghề khác nhau, người doanh nghiệp, người bác sĩ, người là sinh viên, thậm chí có cả học sinh phổ thông nữa. Họ tham gia vì nhu cầu câu cá lóc, vì vui được đi du lịch, và vì "xả xì trét" nữa. |
Các cần thủ rải xuống quanh hơn nửa cái hồ, chuẩn bị cho cuộc thi câu. |
Theo qui định của Ban Tổ chức, mỗi cần thủ phải đứng cách nhau 5 mét, để dây câu khi quăng ra không vướng vào nhau, và vì yêu cầu chống dịch nữa. |
Cần thủ đầu tiên móc trúng... bao xi măng. |
Anh ta vẫn vui, mặc dù phải vất vả tháo bao xi măng khỏi lưỡi câu. |
Cô bé Nhi từ Tuy Hòa, bạn bè đi câu quen gọi là "Nhỏ Nhi", đã thay "mồi" thứ 2 để thích hợp hơn với hồ này. Ban Tổ chức phát cho mỗi người một "mồi", trong khi ai cũng có một hộp "mồi" chuẩn bị sẵn. Mồi được là bằng kim loại, gỗ hay nhựa, giá có thể từ vài chục đến hơn triệu đồng. Tên cuộc thi là "câu Lure" có nghĩa là câu mồi giả. Môn này trên thế giới có từ lâu, chủ yếu câu ở vùng nước lợ, Nguyễn Lâm - Chủ tịch CLB Nam Ban, nói với chúng tôi như vậy. Còn ở Việt Nam, môn truyền thống là "câu rê cá lóc", sử dụng mồi là nhái bén. |
Các cần thủ chăm chú theo dõi... |
Một cần thủ đã móc được cá lóc... |
Anh ta đang rê con cá lóc cho mệt trước khi bắt nó. |
Sau hơn 10 phút, anh ta cũng tóm được con cá lóc. |
Lập tức, các trọng tài đổ xô tới chụp ảnh, quay video, và cân con cá. |
Trong lúc đó, ở một ao nhỏ xíu, thông với hồ, một cần thủ đã câu được con cá lóc to tướng, làm cho các trong tài và cả chàng phóng viên ảnh, ngẩn ngơ. |
Anh ta trưng con cá lóc lên cho ban giám khảo và phóng viên ảnh xem. Sau đó, anh tá tiếp tục câu ở cái ao nhỏ xíu này, và bắt nốt con cá lóc chồng (hay vợ) cho đủ một đôi. |
Thanh niên này có công giúp "lão phóng viên ảnh" đã 61 tuổi, bị sụp hổ, ướt hết cả nửa người. Đường đi quanh hồ toàn lau sậy, mới được chặt mấy hôm trước nên chỉ có cần thủ mới biết đâu là lau sậy, đâu là đường đất, còn "lão phóng viên thì không". May mà máy không ướt, và phóng sự ảnh vẫn tiếp tục được thực hiện. Thế là anh ta phải nhận nhiệm vụ đưa "lão phóng viên" thoát khỏi "vùng có bẫy". |
Các cần thủ mà phóng viên ảnh gặp đầu tiên khi bắt đầu cuộc thi câu vẫn kiên trì chờ cá. |
Ngoài chiếc vỏ bao xi măng, họ còn thu thêm được chiến lợi phẩm là chiếc "rè" xe máy. |
"Nhỏ Nhi" vẫn tiếp tục thay "mồi" và tiếp tục quăng sợi rất đẹp, nhưng cá vẫn chưa mắc mồi. |
Hai bố con cậu bé thành viên trẻ nhất của hội cần thủ. Cậu bé mới 8 tuổi. |
Một cần thủ thay đổi chỗ câu. Đây là qui định của Ban Tổ chức. |
Tại chỗ câu mới. |
Cần thủ nhỏ tuổi nhất câu mai mà cá không cắn câu nên chán quá, bỏ đi chơi, và bỏ ông bố lại một mình. |
Bên kia bờ hồ, nữ cần thủ tên Lý, vợ của Chủ tịch Hội Cần thủ, đã câu được cá. |
Cô giơ con cá lóc lên khoe với trọng tài để chụp ảnh. Rất tiếc, con cá của cô hơi bé, có hơn 6 lạng thôi, nên không đủ để đoạt giải, cô nói với tôi khi lễ trao giải diễn ra. |
Nữ cần thủ thứ ba, vừa câu vừa được người yêu vuốt tóc. Câu được cá hay không, chắc với cô không quan trọng. |
Hết vuốt tóc, anh này còn chụp "trộm" cô nữa. Tôi không tin rằng cô không biết hành động của anh ta. |
Còn một tiếng trước khi hết giờ. Bên kia hồ, các cần thủ vẫn miệt mài... |
Bên này hồ, một cần thủ bắt được con cá lạ (không phải cá lóc). Anh ta hy vọng đoạt giải "cá lạ". |
Đã thay hết hộp "mồi" mà cá không chịu cắn, thôi "Nhỏ" đi chơi với bồ. Không có cá thì có bồ, có khi còn vui hơn. |
Đội câu Hà Nội cũng chán khi không câu được cá. Nghỉ sớm, lấy sức còn trao giải cho người khác. |
Đội này cũng chán, kéo nhau đi nghỉ sớm. |
Cậu bé này câu được cá lóc, đoạt giải "Cần thủ nhỏ tuổi nhất". Cậu bé này khi được tin giải sẽ diễn ra đã bằng mọi cách nộp tiền lệ phí dự giải, Chủ tịch Hội Cần thủ nói. Bố mẹ cậu bé cũng đi cùng, và luôn đứng cạnh động viên con. |
Thanh niên câu được con cá lạ lúc nãy đã đoạt "Giải cá lạ to nhất". |
Ba con cá to nhất đã câu được. Theo đánh giá của Ban Tổ chức lượng cá lóc câu được ở Hồ Tứ Liên 2 là khá tốt, vì cá lóc là cá săn mồi rất khó câu. Khác với các loại cá khác có thể dùng thính thả trước và cá tập trung vào đó. |
Cần thủ đó đoạt giải "Cá lóc lớn nhất" trong đội Đắc Lắc. |
Cần thủ đoạt giải nhất thuộc đội Đắc Nông, được Chủ tịch Hội Cần thủ trực tiếp trao giải. |
Lương y Nguyễn Trọng Thi và vợ Đào Thị Tám (không mặc đồng phục thi đấu) với tư cách nơi đăng cai cuộc thi. |
Các cần thủ hào hứng chứng kiến lễ trao giải. |
Nhưng lạ nhất là khi mọi người vào nhậu, có một cô bé lẳng lặng xách cần câu giữa trưa nắng... |
... đi câu... |
Cô nói rằng cô là bạn gái một cần thủ ở Nam Ban, đợi lúc người yêu dừng câu và đi nhậu, cô tranh thủ tập câu. Hy vọng rằng ở kỳ thi câu năm sau, cô sẽ là thành viên thứ 4001, nếu câu nói của Chủ tịch Hội Cần thủ là chính xác 4000. |