Việc ký hiệp ước không tấn công lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức trong tháng 8/1939 là bước đi hai bên cùng có lợi. Hitler được rảnh tay ở Tây Âu, và nhờ việc cung cấp dầu mỏ, kim loại màu, ngũ cốc, gỗ, bông và các nhiên liệu khác từ Liên Xô, Đức có thể củng cố đáng kể cơ sở kinh tế của Đế chế thứ ba trước cuộc tấn công Liên Xô.
Song, cả Liên Xô, ngoài khả năng củng cố các tuyến liên kết lãnh thổ mới ở Đông Âu của mình, đã sử dụng việc hợp tác với đế chế thứ ba để nâng cao tiềm năng kinh tế và đặc biệt, kỹ thuật quân sự của mình.
Các mặt hàng cung cấp từ Đức
Trong 4 ngày trước khi ký Hiệp ước không tấn công, ngày 19/8/1939 Liên Xô và Đức đã ký thoả thuận tín dụng. Theo nó, Đức dành cho Liên Xô khoản tín dụng khoảng 200 triệu mác để mua hàng hoá công nghiệp của Đức.
Ngày 11/2/1940 Hiệp định kinh tế giữa Liên Xô và Đức được ký kết với thời hạn 1 năm. Một năm sau, ngày 10/1/1941 cả hai quốc gia ký hiệp ước kinh tế mới. Theo các văn kiện này, lưu thông hàng hoá giữa hai nước cần đạt đến 2 tỉ mác.
Toàn bộ sản phẩm được Đức cung cấp thuộc hàng nhóm “A” theo phân loại của Liên Xô, có nghĩa là thuộc các phương tiện sản xuất. Đó là những sản phẩm kinh tế, Liên Xô còn chưa thể tự chế tạo, là kỹ thuật tiên tiến.
Chẳng hạn, hãng “Krupp” trong tháng 12/1939 đưa vào danh sách hàng hoá cung cấp cho Liên Xô theo hiệp định kinh tế đang được chuẩn bị: thiết bị để sản xuất xăng tổng hợp, các máy nén khác nhau, máy cắt kim cương, điện cực, các loại ô tô chức năng khác nhau, thiết bị từ thép không gỉ đặc biệt để chế tạo răng giả. Mặt hàng ô tô gồm xe tải có trọng tải từ 1.8 đến 6,5 tấn, trong đó có xe chạy trên mọi địa hình. Hãng “Froriph” đã đưa vào danh sách này các mẫu máy tiện mới nhất.
Messerschmitt Me 262 – chiến đấu cơ phản lực đầu tiên trong lịch sử mang số hiệu 262 A-1a W.Nr. 130 017 do trung úy Alfred Schreiber (11/11/1923 – 26/11/1944) điều khiển |
Một trong các tờ báo của đế chế thứ ba trong tháng 10/1939 xác nhận: “Liên Xô giữ mức mua cao không thay đổi các loại máy móc, đặc biệt đối với máy móc cho ngành công nghiệp quốc phòng”. Trong hồi ký của nhà ngoại giao Valentin Benezhcov “Tôi đã trở thành phiên dịch của Stalin như thế nào” đã chỉ ra rằng trong vòng 22 tháng quan hệ hữu hảo, Liên Xô đã nhận từ Đức 15 nghìn tấn thép chất lượng cao và 59 nghìn tấn ống thép, hơn 6.000 máy công nghiệp mới nhất, 20 máy nén-ép để chế tạo vỏ đạn và đầu đạn, 6 tàu chiến. Trong số đó, chiến hạm “Liuttsov” là lớn nhất, trong hạm đội Cờ đỏ Baltic nó được đổi tên thành “Petropavlovxk” và đã tham gia phòng thủ Leningrad.
Các chuyến đi của các chuyên gia công nghiệp quốc phòng Liên Xô đến Đức, để làm quen với các mẫu mới nhất của kỹ thuật quân sự Đức và có được các tài liệu về chúng, đóng vai trò quan trọng. Nhà sử học hàng không Mikhail Mukhin gọi tên những cái mới về kỹ thuật mà các kỹ sư Xô Viết đã sao chép được từ các mẫu của Đức: thiết bị chống phủ băng cho máy bay ném bom, nắp chụp máy bay tiêm kích và bình xăng được bảo vệ.
Đức không vội thực hiện các cam kết của mình trước Liên Xô
Tuy nhiên, mọi người cần biết, không một mẫu kỹ thuật quân sự nào của Đức (lục quân và hàng không) được bán cho quân đội Liên Xô. Việc các chuyên gia Liên Xô làm quen với ngành công nghiệp xe tăng của Đức làm họ có ấn tượng rằng, hình như người Đức cố ý không cho thấy kỹ thuật mới nhất của mình.
Vấn đề ở chỗ, vào thời gian đó người Đức hoàn toàn không có xe tăng hạng nặng, nhưng các nhà chế tạo tăng Xô Viết thấy khó tin được điều này. Họ không thấy ở nước Đức cái gì đó tốt hơn tăng T-34 của Liên Xô, hoặc cái gì đó có thể so sánh với chúng. Trong mối quan hệ này, việc hợp tác với các hãng của Đức mang lại ít lợi ích, chính xác hơn, - cho thấy Liên Xô trong lĩnh vực này đã đạt được ưu thế dựa vào chính sức mình.
Ngành công nghiệp hàng không của Liên Xô cũng không sao chép các máy bay của Đức, dù trong suốt thời gian chiến tranh chúng tốt hơn máy bay Liên Xô. Có vàí lý do.
Messerschmitt Me 262 – chiến đấu cơ phản lực đầu tiên trong lịch sử . |
Thứ nhất, có thể xét đoán từ hồi ký của công trình sư hàng không Liên Xô Alecxandr Iacovlev, người từng đến nước Đức năm 1940, người Đức không cho xem các mẫu kỹ thuật hàng không tương lai của mình: máy bay tiêm kích Focke-Wulf-190 và đặc biệt là Messershmitt-262 phản lực. Thật ra, máy bay tiêm kích Messershmitt-109 và máy bay ném bom bổ nhào Iunkers-87 là những máy bay tốt nhất trong lớp này.
Nhưng chúng vượt trội không nhiều so với máy bay Xô Viết đang trong các dự án. Vì thế, các chuyên gia Liên Xô có cảm giác rằng, ngành hàng không Đức sẽ không vượt hơn Xô Viết bao nhiêu. Nhận xét có vẻ xem thường của Iacovlev về FW-190 xác nhận điều này, dù sau này nó là máy bay tiêm kích pittông xuất sắc của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lý do thứ hai nằm trong đánh giá coi thường này.
M.Mukhin nêu lý do thứ ba: “Trình độ chuyên nghiệp cao của công nhân Đức cho phép không cần dây chuyền sản xuất. Ở Moscow người ta suy nghĩ và quyết định: hiện thời Liên Xô chưa có công nhân với trình độ chuyên môn như vậy, không nên từ chối dây chuyền sản xuất”. Ở Liên Xô, việc tổ chức sản xuất này không cho phép chế tạo được máy chất lượng cao như của Đức.
Nhìn chung, như nhà sử học Victor Anisimov nhấn mạnh, “Đức không lên kế hoạch sản xuất đầy đủ khối lượng hàng cung cấp theo các hiệp định kinh tế với Liên Xô. Đế chế thứ ba mong muốn nhận từ Nga nhiên liệu và thực phẩm ngay, không chậm trễ, còn việc cung cấp của mình thì thực hiện lúc nào đó sau này.”
Điều này được thể hiện rõ trong những con số lưu thông thương mại. Theo Hiệp định kinh tế ký ngày 11/2/1940 Liên Xô cần cung cấp nhiên liệu và thực phẩm sang Đức với tổng số lớn gấp rưỡi so với Đức cần cung cấp hàng hoá công nghiệp sang Liên Xô. A.Baicov nói rằng “cho đến tháng 5/1941 các kỹ thuật khác nhau nhận được từ Đức trị giá 33,7 triệu mác đế chế”.
Đó là phần chẳng đáng kể gì của ba khối lượng cần cung cấp, đã được xem xét trước trong các hiệp định của hai nước. Dường như đế chế thứ ba thực sự không vội thực hiện các cam kết của mình trước đất nước mà nó nhận thấy sẽ là mục tiêu tiếp theo của cuộc xâm lược của mình.
Đồng thời, chẳng thể phủ nhận rằng, việc hợp tác với Đức trước chiến tranh cho phép Liên Xô nâng cao trình độ, trước hết là chất lượng ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Đã làm việc này được bao nhiêu, câu hỏi này còn chờ được nghiên cứu tỉ mỉ và chi tiết. Hiện tại chỉ xét đoán điều này theo những tin tức nhỏ giọt về các hướng riêng của hợp tác Xô-Đức được đưa ra ở đây cũng như trong hồi ký và công trình của các nhà sử học mà thôi.