“Cú đâm ở Biển Đen”: các tàu Liên Xô đã “tống cổ” người Mỹ khỏi lãnh thổ của mình như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các chuyên gia quân sự thảo luận, nếu Hạm đội Hải quân Mỹ xung đột với Hạm đội Nga trên Biển Đen thì thế giới sẽ thế nào? Thực ra điều ấy từng xảy ra cách đây...30 năm!
Tàu khu trục Mỹ xâm phạm hải phận của Liên Xô (Ảnh tư liệu)
Tàu khu trục Mỹ xâm phạm hải phận của Liên Xô (Ảnh tư liệu)

Khiêu khích trắng trợn

Mặc dù cuối những năm 80 của thế kỷ trước trong quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ đã có những tín hiệu xích lại gần nhau, nhưng các vụ khiêu khích của quân nhân Mỹ ở biên giới Liên Xô vẫn xảy ra thường xuyên. Đặc biệt nguy hiểm là vụ tàu tên lửa USS Yorktown và tàu khu trục USS Caron của Mỹ trắng trợn xâm phạm hải phận của Liên Xô ở vùng mặt nước biển Đen ngày 12/2/1988.

Bởi vì đạo luật nội bộ của Liên Xô và Mỹ diễn giải khái niệm lãnh hải và việc tàu chiến nước ngoài đi qua nó theo cách khác nhau, nên người Mỹ đã nhiều lần kích động thuỷ thủ Liên Xô tới xung đột quân sự khi cố đi vào những khu vực không gian nước của Liên Xô, đang tranh cãi theo quan điểm của họ.

Một trong những địa điểm như thế nằm ở gần bờ biển Crimea, rất gần với hàng loạt mục tiêu chiến lược quân sự của Liên Xô.

Lần đầu tiên tàu tên lửa Yorktown và tàu khu trục Caron của Mỹ xuất hiện ở Biển Đen là ngày 13/3/1986. Không tắt radar, với các mục đích trinh sát rõ ràng, các tàu của Mỹ nhiều lần vào sâu trong lãnh hải Liên Xô đến 10 km.

Để chặn đứng hành vi không được phép này của lính thuỷ Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô S.L Socolov ra lệnh cho Tổng tư lệnh Hạm đội Hải quân Chernavin chủ động chống lại các tàu của đối thủ tiềm năng. Chẳng bao lâu sau, tình báo Liên Xô biết được rằng trong tháng 2/1988 Yorktown và Caron đang có kế hoạch xâm phạm lãnh hải Liên Xô. Tàu canh gác biên phòng Izmail và tàu tìm kiếm-cứu nạn Iamal đã ra đón đầu chúng. Chỉ huy chiến dịch là Trung tá hải quân N.P Mikheev.

Các thuỷ thủ Liên Xô đã gặp các tàu của Mỹ ở lối ra khỏi Bosphor và kèm sát chúng đến tận biên giới mặt nước của Liên Xô cách Sevastopol 45 hải lý.

Xâm nhập

Sau hai ngày thả nổi ở vùng nước trung lập, ngày 12/2/1988 hai tàu của Mỹ bất ngờ quay lại và lao thẳng vào lãnh hải Liên Xô với vận tốc 14 hải lý/giờ. Các tàu tuần tra canh gác của Liên Xô đi kèm sát chúng đã phát radio cho thuyền trưởng tàu Mỹ yêu cầu rời ngay lập tức khỏi vùng biển của Liên Xô.

Đáp lại các thuỷ thủ Liên Xô là tuyên bố: tàu hải quân Mỹ không vi phạm gì và tiếp tục di chuyển theo hướng cũ. Trong tình huống này, Trung tá N.P Mikheev ra quyết định cứng rắn “tống cổ” những vị khách không chờ đợi này ra khỏi lãnh hải Liên Xô.

Hải quân Liên Xô (trước đây) và Nga ngày nay là một trong những lực lượng mạnh nhất thế giới (Ảnh tư liệu)

Hải quân Liên Xô (trước đây) và Nga ngày nay là một trong những lực lượng mạnh nhất thế giới (Ảnh tư liệu)

Lúc này tàu Izmail vẫn tiếp tục theo hướng của mình, còn Iamal và các tàu canh phòng “SKP-6” và Bezzavetnưi sáp nhập với nó đã áp sát hai tàu Mỹ ở cự ly gần nguy hiểm. Điều thú vị nhất là các thuỷ thủ Mỹ đến thời điểm cuối cùng vẫn không tin vào chủ định cứng rắn của người Nga.

Tàu Bezzavetnưi thực sự tiến sát cạnh chiến hạm Yorktown, đột ngột đánh lái sang phải, đập mạnh mạn phải của tàu mình vào tàu Mỹ. Trong thực tiễn hải quân, cú cơ động như thế có tên gọi “Cú va đâm”. Những gì diễn ra tiếp theo thật khó tin.

Tàu Bezzavetnưi nhỏ hơn nhiều về kích thước và trang bị quân sự, bằng phần đuôi mỏ neo của mình đã làm toạc mạn tàu Mỹ và ở chỗ đó bắt đầu bốc cháy. Đến lượt mình, SKP-6 cũng cơ động tương tự như Bezzavetnưi, đập vào mạn trái tiếp tuyến của tàu Caron”.

Ngoài vết thương ở mạn tàu như nhau, tàu tên lửa Mỹ còn bị gãy lan can và chiếc xuồng bên mạn tàu bị vỡ. Tuy nhiên, trận đánh chưa dừng lại ở đó. Tàu Bezzavetnưi quay lại và tấn công mạn tàu Mỹ lần thứ hai. Và lần này, Yorktown mất hẳn lan can cảnh giới, ca nô chỉ huy, thiết bị khởi động của hệ thống Garpun, còn đám cháy ở mạn tàu càng lớn hơn.

Bỏ chạy

Sực tỉnh sau cú sốc bao trùm, để đáp trả, thuỷ thủ Mỹ định ép Bezzavetnưi vào giữa hai tàu của mình. Tuy nhiên, thuyền trưởng tàu Bezzavetnưi của Liên Xô đã chĩa thẳng các thiết bị phóng đạn phản lực về phía hai con tàu Mỹ. Đồng thời N.P Mikheev đã ra lệnh qua radio cho Yorktown và Caron phải rời khỏi lãnh thổ Liên Xô, trong trường hợp chống lại sẽ có những “cú va đâm” mới mạnh hơn mà các tàu Mỹ có thể không chịu nổi.

Đáp lại ý đồ cho trực thăng quân sự cất cánh của tàu Mỹ, họ được cảnh báo rằng chúng sẽ bị bắn rơi, nếu xâm phạm không phận Liên Xô. Để khẳng định cho lời mình nói, N.P Mikheev đề nghị phái đến khu vực này máy bay quân sự của hạm đội.

Khi trên không trung xuất hiện những chiếc Mi-24 đầu tiên, hai tàu Mỹ vội vàng đổi hướng, lúc đầu rút ra vùng nước trung lập, sau đó ra khỏi Biển Đen. Thắng lợi đã ở lại với những thủy thủ Liên Xô. Sau này được biết rằng, chỉ huy tàu Yorktown bị sa thải, là người đã gây tổn thất tinh thần không thể bù đắp cho hạm đội Mỹ.