|
Động cơ RD-181 được công ty Orbital Sciences sử dụng trong tên lửa Antares, dùng trong giai đoạn đầu khi phóng tên lửa.
Mặc dù Quốc hội Mỹ kêu gọi dừng mua động cơ tên lửa từ Nga nhưng việc đặt hàng vẫn diễn ra, do Mỹ hiện không có hãng nào sản xuất động cơ tương tự như RD-181 của Nga. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Frank Kendall, người phụ trách việc mua vũ khí của Lầu Năm Góc, trước đó nói rằng việc phát triển và chế tạo động cơ như RD-181 mất ít nhất 5 năm.
Người ta lo ngại việc United Launch Alliance (Ula), liên doanh giữa tập đoàn Lockheed Martin và Boeing để phóng vệ tinh quân sự cho Lầu Năm Góc, liệu có thể còn tồn tại nếu quân đội Mỹ lập tức ngừng sử dụng các thiết bị của Nga.
Mỹ lo ngại việc sử dụng các động cơ tên lửa của Nga sau khi một tên lửa Antares dùng động cơ thời Liên xô được Mỹ cải tạo, đã phát nổ vài giây sau khi được phóng hồi tháng 10.2014. Các nhà sản xuất Nga sau đó đổ lỗi rủi ro này là do Mỹ sửa đổi động cơ NK-33.
Sự phụ thuộc của Mỹ vào động cơ tên lửa của Nga đã dấy lên làn sóng lo ngại trong chính phủ Mỹ và trong ngành không gian vũ trụ trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Washington và Moscow.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ là người phản đối mạnh mẽ việc sử dụng động cơ tên lửa của Nga, tuyên bố trong một buổi điều trần vào tháng 1.2016 rằng ông sẽ đề nghị một dự luật nhằm chấm dứt sử dụng động cơ tên lửa RD-181 của Nga.
Theo Thanh Niên