Công ty Đài Loan hợp tác với Microsoft cho ra mắt giải pháp mạng 5G độc lập cho nhà máy

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Công ty lắp ráp iPhone Pegatron, hợp tác với Microsoft ra mắt mạng 5G độc lập hiệu suất cao cho ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI), điện toán biên và IoT trong nhà máy nhằm nhằm tối ưu hóa dây chuyền sản xuất.
Ảnh minh họa Focus Taiwan
Ảnh minh họa Focus Taiwan

Ngày 27/2, nhà sản xuất thiết bị điện tử tại Đài Loan (Trung Quốc) Pegatron Corp. hợp tác với Microsoft Đài Loan để trình diễn một ứng dụng 5G phát triển chung để xây dựng chuỗi cung ứng thông minh tại Đại hội Thế giới Di động (MWC) 2023 đang diễn ra ở Barcelona, Tây Ban Nha.

Nhà lắp ráp iPhone Pegatron trong một tuyên bố cho biết, doanh nghiệp đã mở rộng hợp tác với công ty Mỹ từ năm 2022. Năm 2023, công ty Đài Loan ra mắt Giải pháp mạng độc lập 5G, sử dụng ứng dụng Azure Private MEC (điện toán cạnh đa truy cập) của Microsoft nhằm cung cấp mạng di động riêng biệt, tại chỗ cho các doanh nghiệp sản xuất.

Azure Private MEC của Microsoft là một giải pháp tích hợp danh mục các dịch vụ điện toán, mạng truyền thông và ứng dụng của Microsoft, được quản lý từ đám mây.

Theo Pegatron, trong khuôn khổ của giải pháp mạng nội bộ độc lập, Azure Private 5G Core của Microsoft kết nối với mạng vô tuyến độc lập 5G O-RAN (Mạng truy cập vô tuyến mở) của Pegatron, cung cấp vùng phủ sóng đáng tin cậy, hiệu suất cao, độ trễ thấp và kết nối an toàn cho Trí tuệ Nhân tạo (AI), điện toán biên và thiết bị Internet vạn vật (IoT) trong ngành sản xuất quy mô lớn.

Giải pháp Mạng độc lập 5G tuân thủ những thông số kỹ thuật O-RAN và Azure Private 5G Core, triển khai nhanh chóng, tính linh hoạt cao và khả năng mở rộng để giải quyết các nhu cầu kinh doanh sản xuất tự động hóa cao, Pegatron cho biết.

Pegatron cho biết, Giải pháp Mạng độc lập 5G đã được triển khai tại nhà máy của doanh nghiệp ở Tân Điếm, Đài Bắc, đóng vai trò là cơ cấu tổ chức chuỗi cung ứng thông minh, đặt ra những tiêu chuẩn kỹ thuật cho mạng nội bộ độc lập tại công ty.

Theo những thông tin được Pegatron cung cấp, sử dụng ứng dụng 5G mới, nhà máy sản xuất của doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ làm giảm hoạt động điều chỉnh dây chuyền sản xuất từ 2- 3 tuần xuống còn 2-3 ngày, đồng thời thu thập bổ sung dữ liệu kỹ thuật số từ các dây chuyền sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích và tối ưu hóa liên tục cần thiết dây chuyền sản xuất, cung cấp số liệu thống kê sản phẩm, tạo điều kiện cho việc ra quyết định điều chỉnh hiệu quả.

Pegatron cho biết, nhà máy cũng có thể tối ưu hóa những giải pháp đầu cuối với điện toán biên và quản lý mạng, tăng cường đáng kể hiệu quả sản xuất, giảm chi phí hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng sản xuất tại nhà máy. Nhờ hệ thống mạng nội bộ 5G, công ty có thể đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Theo Pegatron, công ty đang có kế hoạch triển khai ứng dụng 5G mới tới mọi cơ sở sản xuất của doanh nghiệp trên toàn thế giới, dự kiến ​​sẽ thiết lập nền tảng vững chắc để biến các nhà máy này thành nhà máy “hải đăng” hàng đầu và xây dựng chuỗi cung ứng thông minh.

Ông C.Y. Feng tổng giám đốc bộ phận của Pegatron trong bài phát biểu của mình cho biết: “Năm 2022, Pegatron đã trình diễn giải pháp 5G O-RAN với Microsoft Azure Private 5G Core và bắt đầu thử nghiệm giải pháp này tại những nhà máy lắp ráp iPhone của chính chúng tôi”.

Ông Feng nói: "Pegatron tiếp tục tăng cường hiệu suất những sản phẩm 5G O-RAN và xây dựng các ứng dụng theo nhu cầu thực tế (ứng dụng thẳng đứng) cho các mạng độc lập. Cùng với các đối tác của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thông tin, truyền thông, phần mềm và phần cứng, công ty mong muốn được sử dụng Azure trong quá trình hướng tới mục tiêu tiếp theo là: tái cải tổ hệ thống truyền thông, mở rộng hệ sinh thái và thúc đẩy ngành công nghiệp mạng độc lập 5G của Đài Loan phát triển trên phạm vi toàn cầu," Feng nói.

Thuật ngữ "nhà máy hải đăng" dùng để chỉ những nhà máy sản xuất đã áp dụng công nghệ 4IR, bao gồm Trí tuệ Nhân tạo (AI) và IoT trong hoạt động kinh doanh sản xuất hàng ngày.

Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và công ty tư vấn McKinsey bắt đầu danh sách mạng lưới các doanh nghiệp “ngọn hải đăng” đầu tiên, công nhận 9 nhà máy sản xuất trong một cuộc khảo sát về chuyển đổi kỹ thuật số, được thực hiện với hơn 1000 nhà máy.

Theo Focus Taiwan