|
Trí tuệ nhân tạo (Ảnh Google) |
Một số người đang lo ngại rằng những con robot dùng trí tuệ nhân tạo (AI) được trang bị vũ khí tận răng có thể kiểm soát thế giới này, bắt con người làm nô lệ cho chúng – hoặc hủy diệt con người. Những người này, bao gồm cả vị tỷ phú trong ngành công nghệ Elon Musk và nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking, nói rằng công nghệ AI cần phải được quản lý để tránh xảy ra các nguy cơ này. Trong khi đó Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft và Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, không đồng ý với quan điểm đó, hai ông cho rằng công nghệ AI chưa đủ hiện đại để làm những lo ngại đó trở thành hiện thực.
Là một trong những người nghiên cứu về hoạt động của AI trong các thiết bị tự đưa ra quyết định, các loại máy bay không người lái và xe tự lái, tôi đã thấy được AI có lợi ích như thế nào. Tôi đã phát triển phần mềm AI cho phép những con robot hoạt động trong việc đưa ra các quyết định, thành một bước trong nhiều bước liên kết để khám phá và giải quyết vấn đề. Các nhà nghiên cứu cũng là các đối tượng đối với các quy định, quy tắc và luật lệ hiện hành được đặt ra để bảo vệ sự an toàn của cộng đồng. Việc áp đặt những hạn chế hơn nữa sẽ tạo ra nguy cơ làm giảm tiềm năng sáng tạo đột phá với các hệ thống AI.
Trí tuệ nhân tạo hiện nay được quản lý như thế nào?
Mặc dù thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” có thể làm cho người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những con robot hình người, nhưng hầu hết chúng ta đã từng bắt gặp AI trước đây. AI giúp ta tìm kiếm các sản phẩm tương tự trong khi mua sắm, đề xuất các bộ phim và các gợi ý chương trình truyền hình và giúp chúng ta tìm kiếm các trang web. AI đánh giá được sinh viên về kỹ năng viết, cung cấp các dịch vụ gia sư cá nhân và thậm chí là nhận diện các vật được mang qua các máy quét tại sân bay. Trong mỗi trường hợp, AI giúp con người giải quyết mọi việc dễ dàng hơn. Ví dụ, phần mềm AI mà tôi phát triển có thể được sử dụng để lên kế hoạch và thực hiện tìm kiếm một cây hoặc một con vật trên một cánh đồng để làm một thí nghiệm khoa học. Nhưng thậm chí là AI giúp giải phóng con người khỏi phải làm công việc này, thì nó vẫn đang thực hiện các hoạt động của mình trên những quyết định và mục tiêu của con người về vị trí và vật cần tìm kiếm.
Trong các lĩnh vực tương tự và các lĩnh vực khác, AI có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích hơn là gây lại – nếu được sử dụng đúng cách. Nhưng tôi không cho rằng hiện nay con người cần có thêm những quy định nữa. Hiện nay ta đã có rất nhiều luật lệ ở các quốc gia, các bang và các thị trấn về quản lý trách nhiệm pháp lý dân sự và hình sự đối với các hành động gây hại. Ví dụ, những chiếc xe tự lái phải tuân thủ các quy định của FAA (Cơ quan hàng không liên bang Mỹ), trong khi những chiếc xe tự lái sử dụng AI phải tuân thủ các quy định luật giao thông khi chạy trên đường.
Luật pháp hiện nay cũng đã quy định những gì xảy ra nếu một con robot làm bị thương hoặc giết người, thậm chí nếu hành động gây hại đó là vô tình và người lập trình hay người vận hành con robot đó không phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặc dù các nhà làm luật và các nhà quản lý có thể cần phải quy định lại trách nhiệm đối với hoạt động của các hệ thống AI khi công nghệ phát triển, nhưng đưa ra các quy định thêm so với những quy định hiện nay có thể ngăn cản hay làm chậm lại sự phát triển khả năng tạo ra lợi ích to lớn của AI.
Những nguy cơ tiềm tàng mà AI có thể gây ra
Có lý do để ta phải lo ngại về việc các nhà nghiên cứu phát triển các hệ thống AI nằm hoàn toàn ngoài sự kiểm soát của con người. Một thí nghiệm về tư duy rất phổ biến được thực hiện với một chiếc xe tự lái bắt buộc phải đưa ra quyết định về việc có chạy đè lên một đứa trẻ vừa mới bước chân xuống đường hay chuyển hướng lên vỉa hè, làm bị thương những người sử dụng chiếc xe này và có lẽ thậm chí là những người trên chiếc xe khác.
Ngoài những người khác, Musk và Hawking cũng lo ngại rằng các hệ thống AI siêu năng lực, không còn hạn chế trong một nhóm các nhiệm vụ như là điều khiển một chiếc xe tự lái nữa, có thể quyết định xem nó có cần đến con người nữa không. Các hệ thống này thậm chí còn tính đến vai trò chi phối của con người trên trái đất, những sự xung đột giữa các cá nhân với nhau, trộm cắp, gian lận và những cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra, và chúng quyết định rằng thế giới này sẽ tốt hơn nếu như không có con người.
Nhà tiểu thuyết khoa học viễn Issac Asimov đã cố gắng giải quyết khả năng này bằng cách đưa ra ba điều luật nhằm hạn chế khả năng tự quyết định của robot: Robot không được làm hại đến con người hoặc cho phép chúng “tiến tới gây hại”. Chúng cũng phải tuân lệnh con người – và bảo vệ chính bản thân chúng, nếu như hành động tự vệ đó không gây hại cho con người hoặc không tuân lệnh. Nhưng chính ông Asimov đã biết rằng chỉ ba điều luật này là chưa đủ. Và những điều luật đó cũng không phản ánh được tính phức tạp các giá trị nhân bản. Những gì tạo nên “sự gây hại” là một điển hình: Một con robot có nên bảo vệ loài người tránh phải các hậu quả liên quan đến dân số quá đông không, hay nó có nên bảo vệ quyền tự do của mỗi cá nhân khi đưa ra quyết định mang tính cá nhân là sinh con không?
Chính con người chúng ta cũng đang đau đầu với những vấn đề này, những thực thể có trí tuệ không phải nhân tạo. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất những hạn chế đối với quyền tự do của con người, sự gia tăng dân số và hủy hoại môi trường. Nhìn chung, xã hội đã quyết định không sử dụng các biện pháp này, thậm chí nếu như mục tiêu của họ nghe có vẻ hợp lý. Tương tự như vậy, theo quan điểm của tôi, thay vì quy định những gì mà các hệ thống AI có thể và không thể làm, tốt hơn là chúng ta dạy chúng biết về đạo đức và giá trị nhân bản – giống như các bậc cha mẹ dạy con cái của mình.
Các lợi ích của trí tuệ nhân tạo
Con người đã được hưởng những lợi ích từ AI hàng ngày – nhưng nó chỉ mới bắt đầu thôi. Các robot được điều khiển bằng AI có thể hỗ trợ thực thi luật pháp để đối phó với những tay súng là con người. Các hoạt động của cảnh sát phải tập trung vào việc tránh để cho các nhân viên của mình bị thương, nhưng robot thì có thể đương đầu trực tiếp, có thể thay đổi cục diện tình hình như vụ việc một sinh viên đại học xả súng tại trường Đại học Công nghệ Georgia và một học sinh phổ thông không có trang bị vũ khí ở Austin.
Những con robot thông minh cũng có thể hỗ trợ con người theo những các khác nữa. Chúng có thể thực hiện các nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại, như xử lý dữ liệu trong các bộ cảm biến, nhiệm vụ mà sự nhàm chán của nó có thể làm con người mắc lỗi. Robot cũng có thể giúp con người không phải tiếp xúc với các vật liệu độc hại và tránh phải trực tiếp đụng tay vào các công việc nguy hiểm, như việc làm sạch lò phản ứng hạt nhân, làm việc tại những nơi mà con người không thể đến.
Nói chung, những con robot AI có thể giúp mang lại cho con người nhiều thời gian hơn để mưu cầu những gì mà con người gọi là hạnh phúc bằng cách giải phóng con người khỏi phải làm những việc khác. Để đạt được hầu hết các lợi ích này sẽ đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu và phát triển nữa.
Các hệ thống AI có tiềm năng để thay đổi cách mà con người đang giải quyết tất cả các vấn đề. Các nhà khoa học, các kỹ sư, các nhà lập trình và các doanh nghiệp cần có thời gian để phát triển các công nghệ này – và đưa những lợi ích của chúng vào cuộc sống. Công việc của họ cần phải được giải phóng khỏi mối lo ngại rằng một số mặt của AI có thể bị cấm, và sự trì hoãn, cấm đoán và các chi phí liên quan đến các quy định cụ thể về AI.