Trong công nghệ thì các thiết bị Hololens, kính Oculus, Gear 360,... được ví như những “cô gái xinh đẹp tóc vàng hoe” vì rất hấp dẫn, nhưng vẫn còn ít ứng dụng thực tế cuộc sống. Việc thiết lập cho chúng này một “trí thông minh nhân tạo” để biến “người đẹp thành Einstein” là nguồn cảm hứng của AI Edtech Asia Hackathon năm nay.
AI Edtech Asia Hackathon 2017 được tổ chức nhằm thu hút những thi sinh dự thi quan tâm, am hiểu Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning) - lĩnh vực đang được nhiều đơn vị công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư phát triển trong những năm gần đây.
Theo Mark Zuckerberg - CEO Facebook nhận định: “Hackathon là một trong những cách để nảy ra ý tưởng mới tại Facebook. Tôi thường thích nhìn các kỹ sư sáng tạo và rất mong đợi những ý tưởng này được thêm vào dịch vụ của chúng tôi”. Đó cũng là lý do vì sao các ông lớn như Facebook, Google rất quan tâm đến sự phát triển của giới công nghệ tại Việt Nam những năm gần đây và đề cao các cuộc thi sáng tạo được tổ chức thường xuyên như Edtech Hackathon.
AI Edtech Asia Hackathon 2017 là cuộc đua theo nhóm từ 3 -5 thành viên trong thời gian quy định 48 tiếng, với 3 hạng mục thi đấu. Tại đây, các đội sẽ được tiếp cận và ứng dụng các công nghệ hiện đại của thế giới nhằm xây dựng các sản phẩm công nghệ sáng tạo, độc đáo và mới lạ nhất trong lĩnh vực giáo dục. Đây cũng là cơ hội để các đội thi được thỏa sức thể hiện tài năng cùng các cao thủ khác thuộc giới công nghệ thông tin.
Ông Lê Công Thành, Giám đốc Topica AI Lab cho biết: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo vào công nghệ giáo dục tại một cuộc thi. Với tiềm năng vô cùng lớn từ 2 lĩnh vực của tương lai này và những bạn trẻ tài năng, chúng tôi mong muốn sẽ tạo ra những ứng dụng thiết thực cho giáo dục đào tạo tại Việt Nam".
Ứng dụng “đẹp nhưng chưa thông minh" VR trong học tiếng Anh, sẽ mời các đội chơi áp dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong AI Edtech Hackathon vào 23/4/2017 tới
Các đội tham gia AI Edtech Asia Hackathon có cơ hội phát triển các sản phẩm công nghệ giáo dục dựa trên khai phá công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và nhận được nhiều giải thưởng giá trị từ các đơn vị. Trong đó, đội thắng cuộc sẽ nhận được học bổng toàn phần JAIST Nhật Bản và đồng hành 6 tháng cùng Topica AI Lab và Topica Edtech Lab. Đồng thời, các đội thi còn có cơ hội được gặp gỡ các đại diện Facebook, Google, Amazon, IBM,... đến săn nhân tài AI; và nhận giải thưởng tiền mặt lên đến 50 triệu đồng.
Trong AI Edtech Asia Hackathon 2017, dựa trên các thiết bị VR, Hololens, Hologram, các đội thi sẽ đưa AI vào từng ứng dụng bao gồm: TOPICA IVY (Chương trình học tiếng Anh qua kính thực tế ảo VR và thiết bị Gear 360; ứng dụng Hololens và Holograms cho phép tạo ra hình ảnh 4 chiều cho mua sắm và học tập ảo; thiết bị cảm biến ngoại vi Kinect áp dụng với các chương trình học vận động như Yoga, múa, nhảy,...
Các đội thi sẽ đưa AI vào 5 App sẵn có trên VR, Hololens, Hologram, Kinect
Bên cạnh đó, AI Edtech Asia Hackathon cũng là nơi để thí sinh có cơ hội học hỏi từ những giám khảo “quái nhân”, có tên tuổi trong giới AI như:
- Griffin de Luce, CTO Ubiquity University, cố vấn cho các CEO và CTO của Fortune 500.
- Tiến sĩ Hajime Hotta , Chủ tịch của Cinnamon AI Lab, khởi nghiệp thành công với 2 công ty và là chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoài, Trưởng khoa CNTT, Đại học Hà Nội
- Lê Hồng Việt - Giám đốc công nghệ (CTO) FPT, người đặt nền móng cho việc ứng dụng nhiều công nghệ mới tại FPT
- Phạm Thúc Trương Lương, Phó Chủ tịch HĐQT, CTO Tinh Vân Group
- Lê Minh Hưng, Giám đốc Viettel Cyber Space
- Lê Công Thành, Giải nhất Nhân tài Đất Việt 2016, Giám đốc TOPICA AI Lab