|
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Nhưng trang Tech in Asia cho biết, thực trạng trên đang che dấu một mặt tối của vấn đề: hầu hết các kỹ sư Ấn Độ ra trường từ hàng ngàn trường đại học hiện không có đủ kỹ năng, trình độ để làm việc.
Theo thống kê của hãng đánh giá nhân tài Aspiring Minds, chỉ có 4,77% kỹ sư Ấn Độ ra trường tìm được việc làm trong ngành phát triển phần mềm. Aspiring Minds cho biết trên 36.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp từ các khoa liên quan đến CNTT của hơn 500 trường đại học, cao đẳng đã tham gia bài kiểm tra tự động sử dụng phương pháp học máy.
Nghiên cứu cho thấy chỉ 4,77% những người tham gia khảo sát là có khả năng làm việc trong ngành phát triển phần mềm. 2/3 sinh viên tham gia khảo sát thậm chí không thể lập trình.
Công ty Aspiring Minds đã ra đời 10 năm, có trụ sở tại Gurgaon, Ấn Độ và hoạt động tại Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi. Đây là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ chứng nhận và đánh giá cho các khách hàng toàn cầu như Amazon, Microsoft, GE, và Coca Cola.
Để đánh giá các sinh viên CNTT trong nghiên cứu này, Aspiring Minds đã sử dụng một công cụ gọi là Aotomata. Các ứng viên tham gia viết giải pháp lập trình để xử lý các vấn đề trong trình biên dịch giả lập. Công cụ Aotomata cũng sử dụng cả học máy (machine learning) để xác định logic lập trình của ứng viên gần gũi với giải pháp khả thi như thế nào.
Đây không phải lần đầu tiên có những báo cáo cho thấy chất lượng tồi tệ của những sinh viên tốt nghiệp từ hàng ngàn trường đại học, cao đẳng kỹ thuật ở Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ cũng đang xem xét một đề nghị nhằm chuẩn hóa những bài kiểm tra đầu ra bắt buộc với tất cả sinh viên CNTT trên cả nước.
Nhưng đây là lần đầu tiên có chưa đến 5% sinh viên công nghệ Ấn Độ đạt tiêu chuẩn để đi làm trong một khảo sát quy mô lớn tới 36.000 sinh viên đến từ 500 trường đại học, cao đẳng. Một lưu ý của khảo sát là thậm chí 5% cũng đã là một con số lớn nhưng điều quan trọng là nó cho thấy chất lượng đào tạo tồi tệ của hầu hết trường đại học ở quốc gia đông dân này.
Ấn Độ có nền tảng về việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ CNTT cho thế giới nhưng đây là những công việc không đòi hỏi kỹ năng cao. Điều này đang thay đổi với sự gia tăng của các doanh nghiệp tự phát triển sản phẩm cần có nhân lực đủ kỹ năng để phát triển được những ứng dụng đám mây, phân tích, tự động…. Vì thế, dường như đang có một khoảng cách lớn giữa yêu cầu công việc trong ngành CNTT và những kỹ năng mà hầu hết các trường đại học CNTT đang cung cấp.
Theo Tạp chí Diễn đàn đầu tư
http://vnreview.vn/tin-tuc-thi-truong/-/view_content/content/2137628/chua-day-5-sinh-vien-cntt-an-do-du-trinh-do-lam-nganh-phan-mem