Trở lại hồi đầu tháng Ba, tin tặc có liên hệ với Anynomous đã cố gắng tái khởi động chiến dịch Operation Trump của họ bằng cách kêu gọi tất cả mọi thành viên chung tay đánh sập các trang web của ông Trump vào ngày 1/4. Gần như ngay lập tức, sáng kiến này bị một số thành viên trong Anonymous chỉ trích là vô trách nhiệm và "đáng xấu hổ", nhưng một nhóm "đặc nhiệm" khác vẫn tiến hành kế hoạch.
Vào ngày 1/4, nhiều trang web của ứng cử viên Đảng Cộng hòa vẫn hoạt động bình thường. Trong khi đó, phòng bàn luận chiến dịch "Op: Trump" tràn ngập những ý kiến trái ngược. Một phe ủng hộ Trump còn phe còn lại đăng những câu chọc ghẹo như "Hitler chẳng làm gì sai".
Tóm lại, cuộc chiến nhắm vào Donald Trump đang trở thành một thảm họa.
"Một mớ hỗn độn"
Chưa rõ nội bộ Anonymous bị chia làm hai phe khi nào. Có vẻ như nó xảy ra ngay sau khi một hacker có tên Beemse, người dẫn đầu chiến dịch Op Trump đầu tiên, đưa ra một tuyên bố mới cho rằng việc tấn công các trang web của Trump chỉ là một cách gây sự chú ý vào ngày "Cá tháng Tư".
"Sẽ không có DDoS", Beemse và hai tin tặc khác chia sẻ. "Đây chỉ là hành động gây sự chú ý, một việc cần làm trong chiến dịch này. Mục đích của chiến dịch này không phải là tấn công vào Donald Trump. Thay vào đó, nó sẽ mang tới cho công dân một số góc nhìn sâu sắc".
Beemse và nhóm của anh tuyên bố rằng mọi người nên cố phát hiện và ghi lại "bản chất đen tối của những người ủng hộ Donald Trump" và đăng chúng lên mạng xã hội với các hashtags như #OpTrump và #Trump2016.
Tuy nhiên, một hacker có biệt danh AnonymousLoyalish không đồng ý. Trong một tuyên bố khác, anh ta cho rằng họ đã chuyển sang một kênh khác có tổ chức hơn và thành công hơn rất nhiều. Kênh này có tên #OpTrump2016 nhưng không rõ những thành công mà tin tặc trên nhắc tới là gì.
Cho tới thứ 6 tuần trước, #OpTrump2016 vẫn là một mớ hỗn độn chưa được sắp xếp. Trong đó tràn ngập những lời lẽ châm biếm, chọc ghẹo nhau giữa hai phe.
"Một mớ hỗn độn đang xảy ra", một người dùng trong nhóm #OpTrump chia sẻ, anh rất thất vọng về những gì mà mọi người trong nhóm chat của Beemse đã nói với nhau.
Cuộc chiến vẫn tiếp diễn
Thực tế, một số trang web của Trump đã bị tấn công vào ngày 1/4. Trang CitizensForTrump.com không thể truy cập và trang web dành cho các khách sạn của Trump cũng bị lỗi trong vài giây và phải tải lên phiên bản cache chạy bằng CloudFlare, một dịch vụ chống DDoS.
Hope Hicks - quản lý truyền thông chiến dịch tranh cử của Donald Trump
Anynomous có thể đánh sập một số trang web không được bảo vệ của Trumps nhưng chúng gần như sẽ trở lại hoạt động bình thường sau vài giờ hoặc vài ngày. Và chính Matthew Prince, CEO của CloudFlare, khẳng định rằng rất nhiều trang web của Trump không thể bị tấn công nhờ được bảo vệ bởi dịch vụ của CloudFlare.
"DDoS là một kiểu tấn công mạng chẳng có gì phức tạp", Prince chia sẻ. "Kiểu tấn công này đã quá cổ lỗ sĩ rồi, nó giống như một anh chàng người tiền sử phá hoại một câu lạc bộ".
Phát ngôn viên của Trump từ chối bình luận. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Hope Hicks - quản lý truyền thông chiến dịch tranh cử của Donald Trump, chia sẻ rằng "các quan chức chính phủ và cơ quan thực thi pháp luận đang tìm kiếm, bắt giữ những người có trách nhiệm trong việc tấn công, hack trái phép thông tin tài khoản và điện thoại của ông Trump".
"Đây không phải là thông tin cuối cùng bạn nghe về chiến dịch này", Beemse viết. "Chúng tôi sẽ theo dõi và hành động khi thời cơ tới".
Theo Trí Thức Trẻ