Cận cảnh bản gốc 2 kỷ vật làm nên chiến thắng 30/4/1975 thành bảo vật

Trong thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 2 xe tăng số hiệu 843 và số hiệu 390 đã trở thành biểu tượng chiến thắng khi húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, dinh lũy của chính quyền VNCH.

IMG_7993.jpeg
Khoảnh khắc lịch sử 2 chiếc xe tăng 390 và 843 của quân đội nhân dân Việt Nam húc đổ cổng của Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 được nữ phóng viên người Pháp Francoise Demulder ghi lại.
xetang-843-1.jpg
Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa, xe tăng T54B số hiệu 843 thuộc biên chế Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng, sau đó tiếp tục hành quân tham gia giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung và thẳng tiến về Sài Gòn với tinh thần “thần tốc và quyết thắng”.
xetang-843-2.jpg
Từ ngày 26 - 29/4/1975, xe tăng 843 đã tham gia chiến đấu đập tan tuyến phòng thủ của quân địch ở căn cứ Nước Trong.
xetang-843-4.jpg
Ngày 30/4/1975 xe tăng 843 dẫn đầu đội hình vào Sài gòn, trên đường đến Dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch.
xetang-843-6.jpg
11h ngày 30/4/1975, xe tăng 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, bị chết máy, lúc này Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, nhảy ra khỏi xe, chạy lên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Đây là sự kiện đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
xetang-843-5.jpg
Xe tăng 843 do Liên Xô chế tạo, viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
xetang-843-7.jpg
Xe màu xanh, loại xe tăng hạng trung.
xetang-843-3.jpg
Trên tháp pháo có gắn súng 12,7 ly. Hai bên tháp pháo có sơn ngôi sao vàng trên nền vòng tròn đỏ viền vàng…
IMG_7799.jpeg
Bảo vật thứ 2 là chiếc xe tăng T59 số hiệu 390.
IMG_7829.jpeg
Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa, xe tăng T59 số hiệu 390 là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh và nội các của ông ta.
IMG_7828.jpeg
Về quá trình hoạt động, từ năm 1971, xe tăng 390 thuộc biên chế Đại đội 4, Tiểu đoàn 171, Lữ đoàn xe tăng 203. Năm 1972, được biên chế về Đại đội 4, Tiểu đoàn 512, Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2. Từ năm 1973 hành quân vào Thừa Thiên Huế, chiến đấu giải phóng Tà Lương, A Lưới.
IMG_7806.jpeg
Từ ngày 23/5/1975, xe tăng 390 tham gia giải phóng Huế. Ngày 29/3, tham gia giải phóng thành phố Đà Nẵng và chốt giữ tại bán đảo Sơn Trà, sau đó hành quân về Khánh Sơn theo đội hình Lữ đoàn. Tại đây, xe tăng 390 và các xe trong Đại đội 4 được điều về Tiểu đoàn 1 - Lữ đoàn 203 và cùng đơn vị hành quân đến Rừng Lỏ (gần Xuân Lộc) tiến công vào Sài Gòn - Gia Định.
IMG_7804.jpeg
Ngày 29/4/1975, xe tăng 390 tham gia tiến công căn cứ Nước Trong. Ngày 30/4/1975, xe tăng 390 là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập. Năm 1979 xe tăng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1980 đóng quân tại địa bàn Lạng Giang.
IMG_7819.jpeg
Xe có màu sơn xanh lá cây, tháp pháo sơn số 390 màu trắng, phía trước tháp pháo có phù hiệu sao 5 cánh màu vàng trong vòng tròn màu đỏ.
IMG_7822.jpeg
IMG_7825.jpeg
Nóc tháp pháo xe tăng 390, nơi chỉ huy và pháo thủ ra vào xe tăng. Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa, chiếc xe do Trung Quốc sản xuất, viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
IMG_7818.jpeg
IMG_7809.jpeg
IMG_7808.jpeg
IMG_7853.jpeg
Cũng như xe tăng T54B số hiệu 843, T59 số hiệu 390 đóng vai trò quan trọng trong thời khắc lịch sử quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh. Xe tăng số hiệu 390 đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012 và hiện phiên bản gốc đang được trưng bày tại Bảo tàng Tăng thiết giáp, Hà Nội.
IMG_7956.jpeg
Xe tăng 843 cũng được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2012 và bản gốc đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội. Để người dân có thể chiêm ngưỡng 2 xe tăng số hiệu 843 và 390, một số phiên bản mô phỏng 2 chiếc xe tăng lịch sử này được trưng bày tại một số bảo tàng.
IMG_7986.jpeg
Dịp 30/4/1975, rất đông người dân cả nước đã về Bảo tàng Tăng thiết giáp và Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, nơi lưu giữ 2 bảo vật để chiêm ngưỡng, ôn lại lịch sử hào hùng, rất đáng tự hào của dân tộc ta.