Cách nhận biết Windows 10 có bản quyền

Kể từ ngày 14/01/2020, Microsoft đã ngừng hỗ trợ cho Windows 7 và người dùng sẽ đối mặt với các rủi ro nếu tiếp tục sử dụng. Do đó, người dùng cần nâng cấp lên hệ điều hành Windows 10 mới và an toàn hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được phần mềm chính hãng
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một vấn đề phổ biến liên quan bản quyền phần mềm Microsoft là phần mềm giả mạo. Hiện trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bên liên quan. Từ khách hàng, những người mua và sử dụng phần mềm giả mạo sẽ phải chịu nhiều rủi ro về kinh tế, pháp luật.

Cách nhận biết phần mềm Microsoft giả mạo

Ví dụ như bản Windows 10 Pro bản FPP mua một lần, bản quyền vĩnh viễn giá tại các đại lý chính thức của PSD giá dao động từ 4.590.000 đồng đến 4.990.000 đồng. Bản Windows 10 Pro OEI dành cho máy mới, cài sẵn có giá thấp nhất cũng phải 3.290.000 đồng đến 3.490.000 đồng. Trong khi các đối tượng chỉ bán với giá 200.000 đồng hoặc 300.000 đồng?

Hay Microsoft Office Professional 2019, nếu là bản FPP, mua 1 lần, bản quyền vĩnh viễn có giá chính hãng gần 9 triệu. Trong khi họ chỉ bán cho bạn giá vài trăm ngàn??

Thứ nhất: Thông tin người bán không rõ ràng

Một điểm chung dễ nhận thấy đối với các đối tượng cung cấp phần mềm Microsoft giả mạo, hàng nhái, phần mềm lậu là Thông tin người bán không rõ ràng. Chỉ là 1 số điện thoại và 1 email nếu có.

Trái lại, với một nhà cung cấp phần mềm chính hãng, được ủy quyền, bạn sẽ nhận thấy có đủ các thông tin cần thiết. Từ địa chỉ văn phòng, công ty, cửa hàng, đội ngũ hỗ trợ và cả uy tín kinh doanh sẵn có.

Thứ hai: Kênh bán hàng chủ yếu trên online

Tiếp theo là kênh bán hàng. Các đối tượng sử dụng chủ yếu là kênh online, qua website, diễn đàn, mạng xã hội. Thậm chí chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng, các nạn nhân mua phần mềm lậu.

Một trang web hay một fanpage thì quá đơn giản. Vấn đề là khách hàng sau khi mua phần mềm lậu, phần mềm giả mạo này. Khi gặp vấn đề về pháp lý, về thiệt hại do phần mềm lậu, giả mạo gây ra, họ không thể truy cứu hay tiếp cận các nhà cung cấp này. Mất tiền mua nhưng rủi ro và thiệt hại thì khách hàng là người chịu cả.

Thứ ba: Thông tin sản phẩm không chính xác.

Vì cung cấp phần mềm Microsoft giả mạo, phần mềm nhái, nên các đối tượng này thường cung cấp thông tin thiếu chính xác. Từ nội dung, tính năng về sản phẩm, đến hình ảnh sản phẩm không tuân thủ quy định từ Microsoft. Ví dụ, các đối tượng cung cấp phần mềm giả thường lấy hình ảnh trên minh họa cho bản Microsoft Office 2019 Professional hoặc Office 2019 Professional Plus. Câu trả lời đều không đúng và giả mạo. Bởi vì, Office 2019 Professional chính hãng 1 người dùng, bản quyền vĩnh viễn có giá gần 9 triệu đồng. Hiện chỉ được cung cấp qua hình thức key điện tử (ESD).

Còn Office 2019 Pro Plus không dành cho khách hàng cá nhân. Office 2019 Pro Plus được cấp phép cho Doanh nghiệp, cấp phép theo số lượng lớn. Việc cung cấp Office 2019 Pro Plus bán lẻ cho cá nhân là vi phạm bản quyền, sai hình thức cấp phép. Khách hàng mua thì vẫn vi phạm bản quyền, có thể bị dừng sử dụng bất kỳ lúc nào.

Nếu nghi ngờ mua phải phần mềm giả mạo thì cần phải làm như thế nào

Với tất cả dấu hiệu trên, khi bạn nghi ngờ mình đã mua phải phần mềm giả mạo, phần mềm nhái. Bạn có thể phản hồi cho Microsoft qua các kênh như Phản hồi cho Microsoft qua đường website chính thức của Microsoft: https://www.microsoft.com/en-gb/howtotell/cfr/report.aspx hay phản hồi và kiểm tra trực tiếp tới Nhà phân phối sản phẩm PSD

Theo ICTNews