Mã độc hại ở khắp mọi nơi trên Internet. Đôi khi nó được che giấu kỹ lưỡng bởi các kỹ thuật phức tạp khiến những người chưa qua đào tạo khó có thể nhận ra. Làm thế nào để bạn có thể tránh tải xuống mã độc khi nó ẩn trong các tệp tưởng chừng vô hại?
1. Tránh duyệt các trang web không an toàn
Các trang web không được bảo mật có thể dễ dàng trở thành nơi trú ngụ của vi-rút, worm, Trojan hoặc các dạng phần mềm độc hại khác. Vì lý do này, không truy cập chúng là một biện pháp tốt có thể sẽ giúp bạn tránh khỏi một chùm rắc rối sau này.
Nhưng làm thế nào để biết trang web nào an toàn? Bạn có thể nhận ra một trang web an toàn bằng giao thức lớp ứng dụng https://. Điều này có nghĩa là trang web có chứng chỉ SSL (lớp cổng bảo mật) đảm bảo rằng trang web được duyệt an toàn.
Chứng chỉ SSL bao gồm một cặp khóa mã hóa riêng tư và công khai. Cả hai làm việc cùng nhau để thiết lập một kết nối được mã hóa không thể bị chặn bởi các bên thứ ba. Chứng chỉ SSL được cài đặt trực tiếp trên máy chủ web, tạo nền tảng tin cậy trong bất kỳ tương tác trực tuyến nào dựa trên nó.
2. Lọc lưu lượng truy cập ở cấp DNS
Tránh các trang không có https:// trong liên kết của chúng là một cách tốt để tránh xa mã độc hại. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang web không an toàn đều chứa mã độc hại, cũng như không phải tất cả các trang web được bảo mật đều an toàn. Điều này ngày càng phổ biến vì các dạng phần mềm độc hại tiên tiến được xây dựng để trốn tránh các giải pháp bảo mật truyền thống.
Để đảm bảo rằng không có miền độc hại nào lọt qua các lỗ hổng bảo mật, bạn nên triển khai tính năng lọc nội dung nâng cao cho giao thức HTTP và HTTPS, cũng như ở cấp độ DNS (hệ thống tên miền), cho cả mạng và endpoint.
3. Xác định liên kết độc hại trước khi nhấp vào
Mã độc hại thường được chứa trong các liên kết tải xuống độc hại. Vì vậy, bạn phải luôn kiểm tra một URL chặt chẽ trước khi nhấp vào nó.
Bạn phải di con trỏ chuột qua và xem liệu liên kết có dẫn đến các trang web mà nó yêu cầu hay không hoặc nó đang cố chuyển hướng bạn đến một miền đáng ngờ. Hãy để ý các lỗi chính tả nhỏ của địa chỉ trang web hoặc các sửa đổi khác được thiết kế để đánh lừa bạn.
4. Tải xuống phần mềm miễn phí
Phần mềm miễn phí đôi khi sẽ đi kèm với các liên kết độc hại. Bạn đã bao giờ thấy một trang web cung cấp một phần mềm tuyệt vời và miễn phí và sau đó nhận được email có liên kết tải xuống từ một trang web đáng ngờ. Đừng nhận nó.
Đây là một phần của chiến dịch phát tán mã độc hại của các tin tặc. Một nguyên tắc quan trọng là cần xác minh xem ứng dụng bạn đang cố gắng cài đặt có đến từ một trang web an toàn hay không.
5. Không nhấp vào các email đáng ngờ
Một loại tấn công mạng phổ biến thường thông qua các email spam độc hại, gọi tắt là malspam.
Các Malspam dựa trên các phương pháp kỹ thuật xã hội để đánh lừa bạn tương tác với chúng, bằng cách nhấp vào liên kết, tải xuống tệp đính kèm, điền vào biểu mẫu hoặc chỉ cần trả lời cuộc trò chuyện. Đừng làm điều đó. Mã độc hại có thể xâm nhập ngay.
6. Sử dụng giải pháp bảo mật email nâng cao
Lời khuyên là bạn nên sử dụng giải pháp bảo mật email. Các giải pháo bảo mật này là một bộ lọc thư rác giúp củng cố hệ thống mail bằng các vectơ bảo vệ chống phần mềm độc hại.
7. Chặn quảng cáo bật lên
Các quảng cáo bật lên khi bạn đang sử dụng trình duyệt là một điều rất khó chịu. Thêm vào đó một số còn chứa mã độc hại, có nghĩa là việc nhấp vào chúng có thể lây nhiễm phần mềm độc hại cho các thiết bị. Mặc dù không phải tất cả chúng đều nguy hiểm, nhưng việc chặn chúng trên tất cả các thiết bị là một điều có lợi đối với vấn đề bảo mật của cá nhân cũng như tổ chức.
Một số trình duyệt, như Google Chrome, cung cấp tùy chọn chặn cửa sổ bật lên và chuyển hướng trong menu Cài đặt của chúng.
8. Thường xuyên cập nhật phần mềm
Phần mềm chưa được cập nhật và các ứng dụng lỗi thời nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Hãy update các bản cập nhật thường xuyên nhằm mục đích thu hẹp các lỗ hổng bảo mật.
Theo chuyên gia an ninh mạng Roger Grimes, phần mềm chưa được vá lỗi chiếm từ 20 đến 40% trong tổng số các vụ tấn công. Vì lý do này, việc update các bản vá và cập nhật ngay lập tức là điều cần thiết.
9. Cài đặt phần mềm chống vi-rút và tường lửa
Phần mềm chống vi-rút lần đầu tiên được tạo ra vào năm 1987, 5 năm sau khi vi-rút máy tính đầu tiên xâm nhập vào môi trường mạng. Trách nhiệm chính của nó là quét các tệp để tìm mã độc và bảo vệ thiết bị khỏi phần mềm độc hại. Khi kết hợp với khả năng chặn lưu lượng độc hại của tường lửa, đây là một giải pháp an ninh mạng tuyệt vời với nhiều lợi ích.
Tường lửa - giải pháp an ninh tuyệt vời. Ảnh minh họa |
Theo Tổ Quốc