Thời đại số kéo theo nhu cầu tất yếu về nhân lực có trình độ cao, đặc biệt là Công nghệ thông tin (CNTT) tăng lên. Đó là lí do vì sao ngành CNTT đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các thí sinh và các bậc phụ huynh. Vậy phải học CNTT ở đâu?
Liệu có phải là chỉ cần chọn một trường đào tạo về CNTT để học là có thể trở thành người được săn đón trong thời đại mới? Phải chăng kỹ năng CNTT có thể được nắm gọn dù trong bất kỳ môi trường, cơ sở vật chất nào? Bất kỳ giáo trình đào tạo nào?
Giáo trình giảng dạy và môi trường học tập là yếu tố then chốt đầu tiên
Trong thời đại Công nghiệp 4.0, để có thể phát triển được đòi hỏi nguồn nhân lực CNTT cần có khả năng bắt kịp và tương tác được với những quy trình công nghệ cao, nghĩa là các bạn cần thông thạo những việc đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Do đó giáo trình chuẩn Quốc tế & môi trường học tập được thực hành nhiều là những yếu tố quyết định tới khả năng hòa nhập của sinh viên vào kỷ nguyên số sau khi tốt nghiệp.
Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) sở hữu những phòng Lab tiêu chuẩn được trang bị các thiết bị chuyên biệt
Trong số các đơn vị đào tạo về CNTT, một trong những đơn vị được đánh giá nổi bật về cơ sở vật chất là Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) – Trường Đại học Bách Khoa Hà nội bởi những phòng Lab hiện đại và đặc biệt là không gian sáng tạo khởi nghiệp dành cho sinh viên Học viện – BKHUP Co-working Space – Không gian sáng tạo được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam. Tại Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD), sinh viên được giảng dạy với giáo trình chuẩn Quốc tế từ các Tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới như Cisco Systems (Hoa Kỳ), Microsoft (Hoa Kỳ), Hội đồng Bảo mật – EC – Council (Hoa Kỳ), VUE, …, 100% thời gian học tại Học viện sẽ được học trong các phòng Lab tiêu chuẩn được trang bị các thiết bị thực tế chuyên biệt với hơn 50% thời gian học thực hành thực tế, mỗi sinh viên được trang bị 01 máy tính cấu hình cao.
Đây là những yếu tố tiên quyết trong đào tạo CNTT – Ngành có yêu cầu cao về kỹ năng thực hành. Cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp sinh viên cải thiện tốt hơn kỹ năng thực hành, thực tế để có thể sẵn sàng đi làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Giỏi kỹ năng CNTT, phải chăng cánh cửa sự nghiệp sẽ rộng mở? - Đúng nhưng chưa đủ
Trong kỷ nguyên số và thời kỳ hội nhập, giỏi CNTT mới chỉ là điều kiện cần để bước đầu gia nhập đội ngũ nhân lực trình độ cao, yếu tố còn lại ngay cả các em và phụ huynh cũng ít người chú ý tới, không ít trường Đại học, Cao đẳng cũng chưa thực sự chú trọng, đó là kỹ năng mềm.
Để đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tin phát triển nghề nghiệp, Học viện đã đưa kỹ năng mềm thành một trong những môn chính thức của chương trình đào tạo. Sinh viên ngoài việc được rèn luyện về kiến thức chuyên môn còn được rèn luyện về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, viết CV xin việc, thuyết trình, …
Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) tổ chức buổi đào tạo “Tuyệt chiêu viết CV – Chinh phục nhà tuyển dụng” cho sinh viên với diễn giả là Giám đốc điều hành Grow People & Organizations
Bên cạnh đó, Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tạo điều kiện tối đa để các em phát huy khả năng sáng tạo,làm việc độc lập, làm việc nhóm trong học tập. Học viện hiện là đơn vị duy nhất hiện có 02 không gian học tập và làm việc dành riêng cho sinh viên Học viện là Văn phòng hỗ trợ khởi nghiệp Lotte do Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) tài trợ và “BKHUP Co-working Space – Không gian sáng tạo khởi nghiệp đẹp nhất Việt Nam với thư viện, phòng họp, máy chiếu, bàn làm việc, sân khấu hội thảo, màn LED. Hai không gian này được ra đời để các em có thể tìm kiếm thông tin, trao đổi và thảo luận, sân khấu hội thảo tại BKHUP cũng là nơi các sinh viên của Học viện báo cáo đồ án các học kỳ.
Ngoài ra, mỗi năm sinh viên Học viện đều được đi dã ngoại đem lại trải nghiệm thú vị, có được những trải nghiệm khó quên bên bạn bè, thầy cô và cải thiện kỹ năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết của sinh viên.
Ra trường làm gì?
Sinh viên Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với kiến thức, kỹ năng CNTT, kỹ năng mềm được trang bị kỹ càng và thực tiễn, cùng với sự hỗ trợ từ Trung tâm hướng nghiệp BK-Jobs, sau khi ra trường mức lương của khởi điểm của các em thấp nhất là 7~8 triệu. Thậm chí, với khả năng của mình, rất nhiều bạn sinh viên của học viện đã được các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT săn đón và đi làm ngay từ cuối năm thứ 2.
Sinh viên Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) được đánh giá cao bởi kỹ năng thành thạo và tinh thần làm việc hăng say. Đây luôn là điểm nhấn cho sinh viên khi tìm kiếm cơ hội phát triển ở bất cứ đâu.
Theo trang IconicJob.vn, CNTT là ngành đứng top 1 của các ngành có việc làm ngay khi ra trường, CNTT được đánh giá là ngành không bao giờ hết “hot”, các nhà quản lý sẵn sàng đầu tư một số tiền không nhỏ cho việc thuê lập trình viên, chuyên viên quản trị & an ninh mạng được đào tạo bài bản, chuẩn Quốc tế phù hợp với nhu cầu của thời đại công nghiệp 4.0 – Cách mạng số & khởi nghiệp.
Được biết, định hướng đào tạo của Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) không chỉ là để bắt kịp Thời đại công nghiệp 4.0 mà còn để dẫn đầu xu hướng, băng qua những đường mòn để trở thành người tiên phong (Start – up).