Tích hợp máy chiếu trên smartphone
Cách đây 5 năm, Samsung đã giới thiệu tính năng tích hợp máy chiếu trên mẫu smartphone Galaxy Beam của mình. Samsung hy vọng rằng đây sẽ là một cú đột phá trên thị trường công nghệ. Đáng tiếc, thực tế lại ngược lại. Người tiêu dùng đã đón nhận sản phẩm vơi sự thờ ơ.
Thực ra nếu xét về ý tưởng, đây là một ý tưởng rất hay. Nó giúp smartphone trở nên đa năng hơn. Người dùng vừa có thể tận hưởng các bộ phim vừa có thể chơi game trên màn hình rộng.
Tuy nhiên, ý tưởng của Samsung đã vướng vào một khuyết điểm cực kỳ lớn. Đó là để trang bị tính năng này, khối lượng của smartphone đã phải gia tăng lớn trong khi không mấy ai sử dụng tính năng này hằng ngày. Ngoài ra, máy chiếu còn được tích hợp trên smảtphone còn có hình ảnh tối, độ phân giải thấp và khung hình chiếu không lớn. Đấy là chưa kể tính năng này cũng ngốn khá nhiều dung lượng pin của máy.
Chụp ảnh kèm âm thanh
Tính năng chụp ảnh kèm âm thanh đã xuất hiện từ khá lâu. Điển hiển như Samsung Galaxy S4 hay các mẫu smartphone của OPPO hay Lenovo. Nguồn gốc của ý định này là muốn người dùng có thể lưu lại khoảnh khắc ý nghĩa với cả hình ảnh lẫn âm thanh. Người dùng có thể xem lại các bức ảnh đầy đủ âm thanh bất cứ lúc nào.
Nhưng thật đáng tiếc, khi người dùng gửi tấm ảnh này lên các trang mạng xã hội như Instagram hay Facebook hay chép sang thiết bị khác cho người thân hay bạn bè thì đoạn âm thanh lại không còn nữa. Đây là thiếu sót rất lớn. Vì nếu muốn chia sẻ hình ảnh kèm âm thanh, người dùng hoàn toàn có thể quay video.
Nút nguồn ở mặt sau thiết bị
LG là một trong các thương hiệu đầu tiên muốn thay đổi vị trí của nút nguồn truyền thống. Họ đã thực hiện ý tưởng này bằng cách chuyển nút nguồn và các phím âm lượng ra mặt sau trên mẫu LG G2. Tuy nhiên, khi nhấc máy lên, người dùng sẽ cảm thấy hụt hẫng vì việc tìm phím nguồn và cầm nằm sản phẩm sẽ khá khó khăn.
Bên cạnh đó, thiết kế nút nguồn hơi gồ lên khiến máy dễ bị va chạm khi đặt máy hoặc đút trong túi quần. Khi xoay ngang màn hình để chơi game hay xem phim, vị trí nút nguồn cũng khiến trải nghiệm sử dụng trở nên khó chịu.
Thao tác màn hình bằng chuyển động mắt
Nghe thì có vẻ như trong phim, nhưng việc chỉ cần nhấp nháy mắt, liếc nhẹ ở mọi góc nhìn để điều khiển smartphone hoàn toàn trở thành sự thật nếu bạn dùng tính năng Smart Scroll.
Smart Scroll là tính năng cho phép người dùng mở ứng dụng trình duyệt web bằm cách nhìn màn hình. Khi liếc lên hoặc liếc xuống, trang web sẽ tự động cuộn nhẹ theo điểu khiển của mắt thay vì phải vuốt tay thông thường.
Đây là tính năng đã được Samsung và LG trang bị trên Galaxy S4 và Optimus G Pro nhằm gia tăng trải nghiệm của người dùng mà không cần dùng tay. Đây là ý tưởng đột phá nhưng lại không được đón nhận hào hứng từ người dùng vì không phải lúc nào thiết bị cũng đủ nhạy để nhận biết mọi thao tác.
Bộ truyền tín hiệu FM
Với những thế hệ người dùng 8x và đầu 9x, FM là tính năng vô cùng thân thuộc. Vậy nên tính năng truyền tín hiệu FM một thời được ưa chuộng rất nhiều. Năm 2011, đây còn là tính năng được sử dụng nhiều nhất để truyền nhận dữ liệu và cập nhật thông tin lúc đó. Người dùng có thể dùng đài FM để phát nhạc tới mọi hệ thống âm thanh (phần lớn là ô tô) bằng cách dò tần số FM được thiết lập.
Tuy nhiên, sự phổ biến của WiFi và Bluetooth đã khiến tính năng này ngày càng lỗi thời. Giờ đây, mọi người có thể truy cập các trang mạng trực tuyến một cách dễ dàng để nghe nhạc cũng như truyền dữ liệu chỉ trong giây lát mà không cần sử dụng sóng FM.
Camera xoay
Một trong những đỉnh cao của Nokia chính là chiếc camera xoay. Cơ chế tự động xoay của camera vừa có giúp người dùng tạo ra các tấm ảnh panorama ấn tượng, vừa đem lại hình ảnh sắc nét cho máy vì phần lớn camera sau luôn có thông số vượt trội hơn camera trước.
Tính năng cho máy có thể quay camera chính từ mặt lưng sang camera mặt trước để selfie hay tạo góc chụp mới lạ. Tuy nhiên, công nghệ phát triển không ngừng đã khiến công nghệ này lỗi thời và dần trôi vào dĩ vàng mà không rõ nguyên do
Theo saostar.vn