Các thương hiệu bao bì lớn sẽ bỏ qua mục tiêu kinh tế bền vững của nhựa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các nhà sản xuất bao bì nhựa lớn như Coca-Cola, Pepsi, Mars và Nestlé dự kiến ​​sẽ không đạt được mục tiêu làm cho bao bì của doanh nghiệp bền vững hơn vào năm 2025, theo báo cáo của Quỹ Ellen MacArthur.
Rác thải nhựa đưa vào tái chế. Ảnh E&T
Rác thải nhựa đưa vào tái chế. Ảnh E&T

Báo cáo Tiến độ Cam kết Toàn cầu 2022 “Global Commitment 2022 Progress Report” của Quỹ Ellen MacArthur (EMF) cho biết, mục tiêu đạt được 100% bao bì có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy vào năm 2025 “gần như chắc chắn” không được đáp ứng đồng thời cho thấy rằng việc sử dụng nhựa nguyên sinh thực sự đã tăng trở lại ở mức năm 2018.

Mạng lưới Hiệp ước Nhựa và Cam kết Toàn cầu, đại diện của hơn 1.000 doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác nhau đã cam kết thiết lập một nền kinh tế vòng tròn cho nhựa và nhựa không bao giờ trở thành rác thải vùi lấp trong môi trường.

Trong năm thứ 3 liên tiếp, tỷ lệ bao bì nhựa tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy đã tăng nhẹ trong các thành viên, đạt đến 65,4%.

Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm này rất khác nhau giữa các bên ký kết - từ dưới 20% đến gần 100% phụ thuộc vào những loại bao bì trong danh mục bao bì của doanh nghiệp.

Báo cáo cho biết, trong khi nhiều doanh nghiệp đang đầu tư lớn vào nỗ lực thiết kế bao bì có thể tái chế xét trên góc độ kỹ thuật, một số doanh nghiệp tuyên bố cần “suy nghĩ lại cơ bản hơn về bao bì, sản phẩm và mô hình kinh doanh” để đạt được mục tiêu đề ra.

Khoảng 16% bao bì của các bên ký kết là bao bì linh hoạt như gói và màng, loại bao bì ngày càng khó tái chế lại trong thực tế và trên quy mô toàn diện vào năm 2025.

Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy một số thương hiệu hàng đầu và các đại lý bán lẻ đã tăng gấp đôi việc sử dụng sản phẩm tái chế trong 3 năm qua, từ mức trung bình là 4,8% vào năm 2018 lên 10,0% năm 2021.

Graham Forbes, trưởng dự án nhựa toàn cầu tại Greenpeace USA cho biết: “Báo cáo cho thấy rõ ràng rằng những cam kết tự nguyện từ các công ty nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa đã thất bại.”

“Thay vì nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa, các thương hiệu lớn như Coca-Cola, PepsiCo và Mars đã tăng số lượng sản phẩm nhựa mà các doanh nghiệp sản xuất ra kể từ khi Cam kết toàn cầu EMF được đưa ra năm 2018.”

Báo cáo của EMF dội một gáo nước lạnh vào những cam kết của các tập đoàn lớn, đã ký vào bản dự án quy mô lớn nhằm loại bỏ sự ô nhiễm nhựa này.

Thực tế này nhấn mạnh sự cần thiết các chính phủ, để đảm bảo hiệp ước nhựa toàn cầu, bắt đầu đàm phán trong thời gian sắp tới sẽ đạt được mức cắt giảm lớn trong sản xuất và sử dụng nhựa, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tái sử dụng mà chúng ta cần và đang vươn tới. Bất cứ điều gì ít hơn mức tái sử dụng đã nêu đều gây hậu quả xấu cho cộng đồng và khí hậu hành tinh."

Tháng 7/2022, thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng cho biết, các hộ gia đình ở Anh vứt gần 100 tỷ các vật phẩm phế thải nhựa vào thùng rác mỗi năm, chỉ 12% trong số lượng rác thải được tái chế tại các nhà máy tái chế của Anh.

Theo E&T