6. Nhiệt độ thành phố Thượng Hải của Trung Quốc sẽ tăng mạnh gây tử vong trong giai đoạn từ 2070 đến 2100
Đồng bằng phía Bắc Trung Quốc, nơi có khoảng 400 triệu cư dân sẽ chứng kiến những đợt nắng nóng khủng khiếp nhất trên hành tinh vào cuối thế kỷ này.
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Nature Communications cho thấy khu vực này có thể hứng chịu một số đợt nắng nóng nghiêm trọng từ năm 2070 đến 2100.
Ảnh chụp từ trên không thành phố Thượng Hải năm 2016 (ảnh: Getty Images)
|
Thượng Hải, thành phố đông dân thứ ba Trung Quốc với dân số 25 triệu người có thể là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong khoảng thời gian 30 năm đó, sẽ có ít nhất 5 lần nhiệt độ vượt quá ngưỡng gây tử vong (nhiệt độ bầu ướt trên 95 độ).
7. Sương mù ở Bắc Kinh có thể đe dọa cuộc sống người dân
Bắc Kinh cũng là một phần của đồng bằng Bắc Trung Quốc, khiến nơi này dễ bị tổn thương bởi các đợt nắng nóng cực độ.
Một người phụ nữ đi qua màn khói bụi ở Bắc Kinh (ảnh: Reuters)
|
Giống như nhiều thành phố của Trung Quốc, Bắc Kinh là nơi phát thải khí nhà kính lớn, góp phần làm không khí ô nhiễm trầm trọng. Thành phố này được biết đến với những đợt khói bụi thường xuyên buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường.
Ô nhiễm còn nguy hiểm hơn hút thuốc, số người chết vì ô nhiễm lớn gấp 15 lần so với chiến tranh và bạo lực cộng lại. Một nghiên cứu ước tính rằng vào năm 2015, 9 triệu người chết sớm vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm, chiếm 16% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới
8. Nhiều cư dân của New Delhi, Ấn Độ, có thể bị buồn nôn và đau đầu bởi khói bụi hoặc bị say nắng trong những ngày nắng nóng
Delhi phủ trong sương khói (ảnh: AP)
|
Nhiệt độ cực đoan ở Delhi tương tự như ở Bắc Kinh và Thượng Hải.
Không khí đầy khói bụi có thể gây phát ban da, buồn nôn và đau đầu, trong khi một số người có thể bị say nắng.
Một phân tích năm 2017 thấy nhiệt độ bầu ướt ở các thành phố Nam Á như Delhi có thể lên tới 95 độ - thời điểm mà chúng trở nên nguy hiểm - vào năm 2100. Một kịch bản như thế có xu hướng xảy ra cứ sau 25 năm.
Phân tích cho thấy khoảng 2% dân số Ấn Độ tiếp xúc với nhiệt độ bầu ướt 90 độ. Đến cuối thế kỷ, tỷ lệ đó có thể tăng lên khoảng 70%.
9. Mực nước biển dâng cao ở Dhaka, Bangladesh khiến nhiều người phải di cư
Dhaka, thủ đô của Bangladesh, có gần 19 triệu cư dân (ảnh: Reuters)
|
Bangladesh là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất khi nói đến biến đổi khí hậu. Đất nước này không chỉ dễ bị sóng nhiệt mà còn phải đối mặt với lũ lụt tàn khốc. Vào mùa hè năm 2017, lũ lụt đã ảnh hưởng đến hơn 8 triệu người ở Bangladesh, làm chết khoảng 140 người và làm hư hại gần 700.000 ngôi nhà.
Lũ lụt cũng đang làm biến mất nhiều vùng đất có sẵn. Mỗi năm, xói lở bờ sông khiến 200 nghìn người phải di cư ở Bangladesh. IPCC ước tính rằng quốc gia này có thể mất tới 20% diện tích nếu nước biển dâng cao thêm 0,9 mét
Nhiều người dân bị mất nhà cửa ở vùng nông thôn đã di chuyển đến thành phố Dhaka, tuy nhiên khu vực này vẫn dễ bị lũ lụt, đặc biệt là vào mùa mưa bão.
10. Thủ đô Lagos của Nigeria đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn thấp thoáng mối đe dọa của nước biển dâng cao
Xe cộ và người dân di chuyển dọc theo một con phố sầm uất ở Lagos (ảnh: Reuters)
|
Dân số của Lagos có thể đang tăng lên, nhưng thành phố cũng trở nên dễ bị tổn thương hơn khi nước biển dâng cao.
Theo nhà khoa học Mathew Hauer, thành phố Lagos đặc biệt dễ bị lũ lụt vì địa hình và vị trí thấp do nằm trên một đồng bằng sông. Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Lagos có thể chứng kiến 260 nghìn người chết vì lũ lụt trong 10 năm tới.
Còn theo nhà khí tượng học Richard Rood, tần suất lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt ngày càng tăng ở các thành phố như Lagos có thể khiến khu vực đó khó phục hồi sau mỗi lần thiên tai.
Nhưng cả ông Rood và Hauer đều cho rằng ảnh hưởng của thảm họa khí hậu có thể được giảm thiểu bằng quy hoạch và cơ sở hạ tầng phù hợp.
"Xác suất gặp tai nạn xe hơi là tương đối thấp, nhưng chúng ta vẫn thắt dây an toàn. Nhiều người vẫn mua bảo hiểm nhân thọ khi xác suất tử vong là tương đối thấp”
“Tương tự, các thành phố nên lập kế hoạch để đối phó nhiệt độ và mực nước biển tăng”, ông Hauer nói.
"Chúng tôi có rất nhiều minh chứng cho việc nếu chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp này thì bạn có thể sống sót", nhà khí tượng Richard Rood chia sẻ.