Các nhà cung cấp chất bán dẫn Nhật Bản có thể mất tới 10 tỷ USD vì lệnh cấm Huawei

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Không chỉ Huawei, nhiều nhà cung cấp của Công ty này cũng đang lao đao vì lệnh cấm của Hoa Kỳ.
Ảnh: Nikkei Asian Review
Ảnh: Nikkei Asian Review

Nếu như Huawei bị chặn nguồn cung bán dẫn thì nhiều nhà cung cấp trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản cũng bị mất đi một khách hàng lớn và chịu thiệt hại không nhỏ.

Các biện pháp trừng phạt mới mà Hoa Kỳ áp đặt đối với Huawei và các công ty con của nó hiện đã có hiệu lực. Các công ty Nhật Bản hiện đang cung cấp khoảng 30% linh kiện cho Huawei phải đối mặt với nguy cơ thiệt hại hàng tỷ USD doanh thu.

Lệnh cấm không chỉ ảnh hưởng đến các công ty Nhật Bản mà còn khiến tình hình kinh doanh của các công ty ở Hàn Quốc và nhiều quốc trở nên ảm đạm không kém. Theo quyết định trừng phạt mới nhất, Mỹ đã cấm tất cả các hoạt động xuất khẩu chất bán dẫn được sản xuất theo công nghệ Mỹ cho Huawei.

Ảnh: Gizmochina
Ảnh: Gizmochina

Theo dữ liệu của Công ty nghiên cứu Omdia, các công ty Nhật Bản đã cung cấp một số lượng linh kiện trị giá lên tới 10,4 tỷ USD cho Huawei vào năm 2019. Do ảnh hưởng từ lệnh cấm, Sony đã buộc phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu trong vòng 3 năm vì mất hàng tỷ USD doanh thu từ việc cung cấp màn hình cảm biến cho điện thoại thông minh của Huawei.


Sony được cho là có kế hoạch xin giấy phép của Hoa Kỳ để tiếp tục kinh doanh với Huawei. Công ty Nhật Bản cũng đang tìm kiếm những khách hàng tiềm năng khác thay thế cho Huawei như Apple và các công ty Trung Quốc khác.

Ngoài Sony, Renesas Electronics hiện đã ngừng cung cấp chất bán dẫn được sử dụng trong các trạm gốc 5G cho Huawei. Toshiba cũng đã đình chỉ các lô hàng bộ nhớ flash cho công ty Trung Quốc, tương tự như Mitsubishi.

Để đối phó với lệnh cấm của Mỹ, Huawei đã dự trữ các thành phần cần thiết giúp công ty có thể hoạt động bình thường, ít nhất trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, trong dài hạn, khả năng sản xuất của công ty sẽ bị ảnh hưởng do linh kiện dần cạn kiệt. Việc công ty Trung Quốc sẽ xoay sở ra sao để duy trì hoạt động kinh doanh của mình vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Theo Gizmochina