Các công ty công nghệ Mỹ lo ngại viễn cảnh bị Trung Quốc cho vào danh sách đen

VietTimes -- Vào hôm thứ Sáu, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố nước này đang tập hợp một danh sách đen các công ty không đáng tin cậy như một đòn phản công đáp trả lại việc Mỹ đưa Huawei cùng nhiều công ty Trung Quốc khác vào danh sách đen thương mại.
Ảnh: NY Times
Phòng thí nghiên cứu của Microsoft tại Bắc Kinh là phòng nghiên cứu lớn nhất nằm ngoài Hoa Kỳ. Ảnh: NY Times

Hiện tại, chúng ta vẫn chưa rõ tên các các công ty bị nằm trong nằm trong danh sách này nhưng có một điều chắc chắn rằng nó sẽ không thể thiếu tên những công ty công nghệ của Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc, lĩnh vực công nghệ đang được cả hai quốc gia tận dụng triệt để. Cuộc “chiến tranh lạnh” về công nghệ được dự đoán sẽ ngày càng leo thang.


Một số công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon sẽ dễ bị tổn thương hơn những công ty khác. Hiện Facebook và Google đã bị chính phủ Trung Quốc chặn. Trung Quốc cũng là thị trường iPhone lớn của Apple. Trong khi Tesla đang xây dựng một nhà máy ở Thượng Hải dự kiến sẽ sản xuất 250.000 xe hơi mỗi năm. Trung tâm nghiên cứu của Microsoft đặt tại Bắc Kinh là trung tâm nghiên cứu lớn thứ hai của tập đoàn này. Nhiều mặt hàng của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon cũng được sản xuất tại Trung Quốc. Phòng thí nghiệm mới về AI của Amazon mới được xây dựng tại Trung Quốc cách đây không lâu. Trong cuộc đối đầu này, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ phải chịu thiệt hại chứ không riêng gì các công ty công nghệ của Trung Quốc.

Hai tuần trước, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, cấm công ty viễn thông Trung Quốc mua các thiết bị của Mỹ nếu không có sự cấp phép của chính phủ. Như một hiệu ứng lây lan rất nhanh, nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới đã tuyên bố ngừng hợp tác với Huawei. Nhiều báo cáo đã chỉ ra những thiệt hại lớn mà Huawei đang phải gánh chịu theo lệnh cấm của Mỹ. Tuy nhiên, thiệt hại của những công ty đã từng hợp tác với Huawei cũng không phải là ít.

Lumentum, một công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon chuyên sản xuất thiết bị mạng quang, cho biết việc làm ăn với Huawei đang tạo ra khoảng 15% doanh thu cho toàn công ty. Công ty dự kiến doanh thu trong quý hiện tại sẽ giảm khoảng 35 triệu USD xuống mức tối đa là 390 triệu USD.

Qorvo, một công ty sản xuất thiết bị bán dẫn ở Bắc Carolina cũng cho biết họ phụ thuộc vào Huawei khoảng 15% doanh số và dự kiến doanh thu của công ty trong quý hiện tại sẽ giảm khoảng 50 triệu USD xuống mức tối đa 750 triệu USD.

Trung Quốc là nước tiêu thụ chip máy tính lớn nhất thế giới đồng thời cũng là thị thường lớn của một loạt các sản phẩm công nghệ như smartphone, máy tính xách tay,… Người dùng các thiết bị công nghệ ở Trung Quốc tạo ra 34% doanh thu trên toàn cầu trong năm 2018 với tổng trị giá 468,8 tỷ USD, theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn.

Tầm quan trọng của Trung Quốc đối với các nhà sản xuất chip của Mỹ được thể hiện qua việc nhiều chip được gửi đến Trung Quốc để lắp ráp tạo ra sản phẩm hoàn thiện. Khoảng 60% các chất bán dẫn được bán được kết nối với chuỗi cung ứng có trụ sở tại Trung Quốc, công ty tư vấn KPMG cho biết.

Các nhà sản xuất chip hy vọng những rào cản mới giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai.

“Mỗi hành động mới của Mỹ và Trung Quốc trong tranh chấp thương mại đều khiến các công ty bán dẫn “nhăn nhó” và thị trường tài chính thì chao đảo. Một thỏa thuận thương mại có lợi cho cả hai bên đang ngày càng xa vời”, ông John Johnuffuff, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn cho biết vào hôm thứ Sáu sau khi Trung Quốc tuyên bố đang lập một danh sách các thực thể không đáng tin cậy.

“Chúng tôi kêu gọi cả hai bên nên ngừng những hành động làm leo thang cuộc chiến tranh thương mại và quay trở lại bàn đàm phán”, ông Neuffer nói thêm.

Apple là công ty Mỹ phải chịu nhiều hiệu quả nhất. Táo Khuyết lắp ráp hầu hết các sản phẩm của mình ở Trung Quốc. Đây cũng là thị trường lớn thứ ba của Apple sau Mỹ và EU. Trong quý trước, Apple đã thu về 10,2 tỷ USD tại Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông tương đương khoảng 18% tổng doanh thu.

Sự phụ thuộc của nhà sản xuất iPhone vào Trung Quốc đã được chứng minh một cách một cách rõ ràng vào cuối năm ngoái khi người tiêu dùng Trung Quốc quay lưng với các thiết bị mới cao cấp của Apple. Tổng doanh thu cho khu vực bao gồm Trung Quốc đã giảm 25% trong quý IV xuống còn 13,17 tỷ USD. Nó khiến cho ông lớn iPhone phải giảm giá các sản phẩm để giữ vững thị trường.

Nhiều gã không lồ công nghệ khác cũng chịu ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc. Microsoft đã cố gắng để kiểm duyệt các chủ đề nhạy cảm mà chính phủ Bắc Kinh cấm trên công cụ tìm kiếm Bing của họ và hợp tác với một công ty nhà nước của Trung Quốc để sản xuất phiên bản phần mềm Windows 10 được chính phủ phê duyệt.

Theo NY Times