Trong một tuyên bố đưa ra hôm đầu tuần này, hãng hàng không trên nói rằng họ "không có cách nào dự đoán được có bao nhiều phi công sẽ làm việc hay máy bay nào mà họ đủ tiêu chuẩn để điều khiển"; và hậu quả là hãng "không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải hủy gần như 100%" tổng số chuyến bay.
British Airlines nói rằng họ vẫn giữ luôn sẵn lòng trở lại bàn đàm phán với hiệp hội phi công Balpa và rằng họ đang đề xuất hoàn lại đầy đủ tiền vé cho các khách hàng bị ảnh hưởng và những khách hàng lựa chọn đổi vé.
British Airlines nói trong một tuyên bố: "Chúng tôi hiểu rằng vụ đình công của Balpa đã gây ra sự hỗn loạn và gián đoạn cho nhiều khách hàng. Sau nhiều tháng nỗ lực giải quyết tranh chấp về vấn đề trả lương, chúng tôi thực sự lấy làm tiếc khi sự việc bị đẩy đến mức này".
British Airlines cho hay họ đã đề xuất tăng lương 11,5% trong vòng 3 năm cho phía các phi công, nhưng Balpa nói rằng các thành viên của họ muốn hưởng lợi nhiều hơn từ khoản lợi nhuận của công ty. Balpa còn cáo buộc British Airlines hưởng thụ nguồn lợi lớn trên lưng của nhân công, những người đã phải hy sinh quá nhiều trong những khoảng thời gian khó khăn. Một cuộc đình công khác dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tới - lãnh đạo Balpa, ông Brian Strutton, cho hay.
"Trước đây họ đã chịu đựng bị cắt giảm lương để giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Giờ British Airlines đang kiếm hàng tỷ bảng lợi nhuận, và các phi công của họ muốn nhận được khoản chi và lợi ích công bằng, hợp lý của họ" - ông Strutton nói.
British Airlines vận hành khoảng 850 chuyến bay mỗi ngày. Sân bay Heathrow ở London được xem là hứng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc đình công, bởi nó là sân bay được British Airlines sử dụng cho rất nhiều các chuyến bay quốc tế đường dài của mình.