“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng

Theo đại diện Bộ TT&TT, một trong những giải pháp quan trọng của 'Đề án bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng' là trang bị “Bộ kỹ năng số” cơ bản để trẻ em biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng.

Nhiều nguy cơ rình rập trẻ em trên mạng

Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.

Hội thảo nhằm tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, cơ quan chức năng, tổ chức chính trị và tổ chức quốc tế hoạt động vì trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2020.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Vân Anh)
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Vân Anh)

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng ban soạn thảo Đề án đã dẫn số liệu năm 2019 của UNICEF và Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) cho thấy, hiện nay thế giới có hơn 2,2 tỷ người dưới 18 tuổi và cứ 3 người truy cập Internet thì có 1 trẻ em. Việt Nam hiện có hơn 24 triệu trẻ em dưới 16 tuổi.

“Đây là thế hệ đón nhận nhanh nhất và đồng thời, chịu tác động mạnh mẽ nhất của công nghệ và Internet, đặc biệt khi công nghệ, Internet đã len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng cũng chỉ rõ, trong cuộc sống thực, trẻ em được bảo vệ bởi nhiều thiết chế như gia đình, họ hàng người thân cho đến nhà trường, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em... Tuy nhiên, trên môi trường mạng,hiện  còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em như cách chúng ta làm trong cuộc sống thực. Bất kỳ một trẻ em nào truy cập Internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ việc bắt nạt trên mạng (cyberbullying), dụ dỗ qua mạng (grooming), lừa đảo qua mạng hay thậm chí là bị tấn công, xâm hại tình dục qua môi trường mạng.

Số liệu của Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH cho hay, sau gần 16 năm hoạt động, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã nhận được trên 4 triệu cuộc gọi đến và số cuộc gọi tăng đều hàng năm. Tỷ lệ cuộc gọi đến Tổng đài 111 đến nay đã tăng 1,68 lần so với giai đoạn trước. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2020, đã có đến hơn 230.000 cuộc gọi đến Tổng đài để được tư vấn, hỗ trợ, can thiệp.

Chia sẻ tại hội thảo, đại diện A05, Bộ Công an cho biết, số vụ việc phản ánh về tội phạm mà cơ quan này tiếp nhận hàng năm chỉ khoảng hơn 1.000 vụ, tuy nhiên trong đó số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tội phạm cũng đang chuyển dần lên môi trường mạng.

Bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh những cơ hội, Internet, CNTT cũng đang đưa đến nhiều những thách thức, mặt trái. Các nền tảng mạng tạo ra cách mạng với cuộc sống của trẻ em, song đồng thời cũng mang lại những lạm dụng và khai thác trẻ em kinh khủng nhất.  Minh chứng cho đánh giá của mình, bà Lesley Miller thông tin, trên toàn thế giới, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, luôn có 750.000 kẻ rình mò tình dục trẻ em trực tuyến. Số hình ảnh xâm phạm tình dục trẻ em được tải lên trên Internet mỗi ngày cũng đạt con số gần tương tự, trong đó có trẻ em dưới 2 tuổi.  “Là cha mẹ, tôi thấy điều này thực sự đáng sợ. Là Phó trưởng UNICEF Việt Nam, tôi thấy rất đáng lo ngại. Và tôi nhấn mạnh tất cả chúng ta – cần hành động cấp bách”, bà Lesley Miller chia sẻ.  Tại Việt Nam, bà Lesley Miller nhận định, lạm dụng và bóc lột trẻ em đang ngày càng gia tăng: “Tôi không thể cung cấp cho các bạn một con số chính xác bởi vì chưa có đủ dữ liệu - và chúng tôi phải khắc phục điều đó - nhưng con số là đang gia tăng”.  “Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng của Đề án bảo vệ trẻ em  Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đang chủ trì, phối hợp với các Bộ: LĐTB&XH, GD&ĐT, Công an và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.  Đề án được xây dựng nhằm hai mục đích: Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng, thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ chung tay tham gia phát triển các ứng dụng, sản xuất các nội dung bổ ích giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.  “Ý thức được đây là vấn đề quan trọng có tính liên ngành cao, Bộ TT&TT đã thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng Đề án với thành phần tham gia là các bộ, ngành, cơ quan liên quan của hệ thống chính trị”, Thứ trưởng cho hay.  Theo đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), để giải quyết những tồn tại hiện có, dự thảo Đề án đã đề xuất những giải pháp đột phá hơn. Theo đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ được coi là trọng tâm. Đề án hình thành các nền tảng phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện, cảnh báo nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em trên môi trường mạng.  Đáng chú ý, “Bộ kỹ năng số” được đề xuất với  mục tiêu trang bị cho trẻ những kỹ năng tương tác an toàn trên môi trường mạng, chủ động bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ có hại. Đồng thời, giải pháp về xây dựng nội dung bổ ích, thú vị được đề xuất nhằm xây dựng môi trường Internet lành mạnh, thu hút trẻ em cho những hoạt động tích cực.  Song song với việc ứng dụng công nghệ, Đề án tiếp tục các giải pháp truyền thống gồm có: hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết các tồn tại trong cơ chế chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức...  Trao đổi tại hội thảo, bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị, Ban soạn thảo Đề án cần chắt lọc, đưa vào Đề án các nội dung quan trọng trong Chỉ thị 23 ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; cũng như những đề xuất, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp về giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em ngày 27/5/2020.   Từ kinh nghiệm của UNICEF, bà Lesley Miller chỉ rõ, trẻ em phải là trung tâm của các giải pháp. Trong bối cảnh nhiều trẻ em Việt Nam kết nối mạng, các em cần phải biết cách tự bảo vệ mình và không bị lạm dụng bởi các bạn đồng trang lứa.  Vị đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, Chính phủ các nước không thể tự giải quyết riêng việc này mà cần có sự phối hợp hoạt động. Trong khuôn khổ mỗi nước, cũng cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong vấn đề bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hiểm trên mạng.
Theo Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Lesley Miller, hội thảo đánh dấu sự khởi đầu cho mối quan hệ đối tác mới giữa Bộ TT&TT và UNICEF để kết nối trẻ em Việt Nam với thế giới thông tin, giúp các em có thể sử dụng Internet một cách an toàn hơn (Ảnh: Vân Anh)

Bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh những cơ hội, Internet, CNTT cũng đang đưa đến nhiều những thách thức, mặt trái. Các nền tảng mạng tạo ra cách mạng với cuộc sống của trẻ em, song đồng thời cũng mang lại những lạm dụng và khai thác trẻ em kinh khủng nhất.

Minh chứng cho đánh giá của mình, bà Lesley Miller thông tin, trên toàn thế giới, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, luôn có 750.000 kẻ rình mò tình dục trẻ em trực tuyến. Số hình ảnh xâm phạm tình dục trẻ em được tải lên trên Internet mỗi ngày cũng đạt con số gần tương tự, trong đó có trẻ em dưới 2 tuổi.

“Là cha mẹ, tôi thấy điều này thực sự đáng sợ. Là Phó trưởng UNICEF Việt Nam, tôi thấy rất đáng lo ngại. Và tôi nhấn mạnh tất cả chúng ta – cần hành động cấp bách”, bà Lesley Miller chia sẻ.

Tại Việt Nam, bà Lesley Miller nhận định, lạm dụng và bóc lột trẻ em đang ngày càng gia tăng: “Tôi không thể cung cấp cho các bạn một con số chính xác bởi vì chưa có đủ dữ liệu - và chúng tôi phải khắc phục điều đó - nhưng con số là đang gia tăng”.

“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng của Đề án bảo vệ trẻ em

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đang chủ trì, phối hợp với các Bộ: LĐTB&XH, GD&ĐT, Công an và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025.

Đề án được xây dựng nhằm hai mục đích: Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng, thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ chung tay tham gia phát triển các ứng dụng, sản xuất các nội dung bổ ích giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

“Ý thức được đây là vấn đề quan trọng có tính liên ngành cao, Bộ TT&TT đã thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng Đề án với thành phần tham gia là các bộ, ngành, cơ quan liên quan của hệ thống chính trị”, Thứ trưởng cho hay.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), để giải quyết những tồn tại hiện có, dự thảo Đề án đã đề xuất những giải pháp đột phá hơn. Theo đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ được coi là trọng tâm. Đề án hình thành các nền tảng phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện, cảnh báo nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em trên môi trường mạng.

Đáng chú ý, “Bộ kỹ năng số” được đề xuất với  mục tiêu trang bị cho trẻ những kỹ năng tương tác an toàn trên môi trường mạng, chủ động bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ có hại. Đồng thời, giải pháp về xây dựng nội dung bổ ích, thú vị được đề xuất nhằm xây dựng môi trường Internet lành mạnh, thu hút trẻ em cho những hoạt động tích cực.

Song song với việc ứng dụng công nghệ, Đề án tiếp tục các giải pháp truyền thống gồm có: hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết các tồn tại trong cơ chế chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức...

Trao đổi tại hội thảo, bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị, Ban soạn thảo Đề án cần chắt lọc, đưa vào Đề án các nội dung quan trọng trong Chỉ thị 23 ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; cũng như những đề xuất, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp về giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em ngày 27/5/2020. 

Từ kinh nghiệm của UNICEF, bà Lesley Miller chỉ rõ, trẻ em phải là trung tâm của các giải pháp. Trong bối cảnh nhiều trẻ em Việt Nam kết nối mạng, các em cần phải biết cách tự bảo vệ mình và không bị lạm dụng bởi các bạn đồng trang lứa.

Vị đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, Chính phủ các nước không thể tự giải quyết riêng việc này mà cần có sự phối hợp hoạt động. Trong khuôn khổ mỗi nước, cũng cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong vấn đề bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hiểm trên mạng.

Với mong muốn lắng nghe ý kiến của chính trẻ em, hội thảo đã dành hẳn một phiên thảo luận “Công dân số tương lai” để các học sinh chia sẻ về nhu cầu học tập, giải trí và được bảo vệ trên môi trường mạng (Ảnh: Vân Anh)
Với mong muốn lắng nghe ý kiến của chính trẻ em, hội thảo đã dành hẳn một phiên thảo luận “Công dân số tương lai” để các học sinh chia sẻ về nhu cầu học tập, giải trí và được bảo vệ trên môi trường mạng (Ảnh: Vân Anh)

Chia sẻ góc nhìn của một học sinh, Nguyễn Quốc Phong, hiện đang học lớp 8 trường THCS Vinschool cho biết, em đã được học tại trường mình nhiều kỹ năng để bảo vệ bảo vệ bản thân mình trên mạng. “Hiện theo em biết nhiều trường học khác chưa làm được điều này. Vì thế, em thấy rằng Bộ GD&ĐT, các trường nên mở các lớp dạy kỹ năng quan trọng để giúp học sinh tự bảo vệ mình trước sự tấn công từ người lạ trên không gian mạng”, Quốc Phong đề xuất.

Nam sinh học đến từ trường THCS Vinschool cũng đưa ra sáng kiến lồng ghép những kỹ năng bảo vệ trẻ em qua những câu chuyện tranh, hay sáng tác các bài hát có nội dung về bảo vệ trẻ em trên mạng phù hợp với sở thích của giới trẻ.

Là một du học sinh đang theo học chương trình lớp 9 tại trường St.Marks, bang Massachusetts, Mỹ, Trần Hà Bảo Phương cho rằng, để bảo vệ học sinh khỏi những hiểm họa trên mạng, quan trọng nhất là thiết lập được sự tin tưởng giữa phụ huynh và học sinh.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại gia đình mình, Phương đề xuất các phụ huynh có thể hỏi con mình xem dạo này trên mạng có thông tin gì mới, từ đó phụ huynh có thể trao đổi, kịp thời biết được lúc nào con mình gặp nguy hiểm trên mạng.

Theo Vietnamnet