Cụ thể, cơ cấu của Bộ Công thương gồm đơn vị, giảm 5 đơn vị so với hiện tại, còn tại đề xuất của Bộ Công thương thì chỉ gồm 28 đơn vị
30 đơn vị thuộc Bộ Công thương gồm: 1- Vụ Kế hoạch; 2- Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp; 3- Vụ Khoa học và Công nghệ; 4- Vụ Thị trường châu Á - châu Phi; 5- Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ; 6- Vụ Chính sách thương mại đa biên; 7- Vụ Thị trường trong nước; 8- Vụ Dầu khí và Than; 9- Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; 10- Vụ Tổ chức cán bộ; 11- Vụ Pháp chế; 12- Thanh tra Bộ; 13- Văn phòng Bộ; 14- Tổng cục Quản lý thị trường; 15- Cục Công tác phía Nam; 16- Cục Điều tiết điện lực; 17- Cục Công nghiệp; 18- Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; 19- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng; 20- Cục Phòng vệ thương mại; 21- Cục Xúc tiến thương mại; 22- Cục Công Thương địa phương; 23- Cục Xuất nhập khẩu; 24- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; 25- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; 26- Cục Hóa chất; 27- Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương; 28- Báo Công Thương; 29- Tạp chí Công Thương; 30- Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
Đáng chú ý, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã được đổi tên thành Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho phù hợp hơn với chức năng và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
Trong đó, về năng lượng bao gồm: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các năng lượng khác; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công Thương quản lý nhà nước theo thẩm quyền về đầu tư xây dựng các dự án năng lượng; tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực năng lượng; công bố danh mục các công trình năng lượng thuộc quy hoạch phát triển điện lực, công nghiệp than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo để thu hút đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, phê duyệt và quản lý việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện; phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về dầu khí.
Về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương quản lý và phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Về quản lý thị trường, Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật.