|
Ảnh minh họa |
1. Vệ sinh điện thoại
Trong các nghiên cứu trước đây của trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới Luân Đôn, có đến hơn 92% số các mẫu điện thoại được kiểm tra có chứa vi khuẩn. Vì thế hãy tạo cho mình thói quen vệ sinh điện thoại thường xuyên, để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Một vài thứ sẽ cần cho công tác dọn dẹp này:
- Tăm bông ngoáy tai hoặc tăm xỉa răng.
- Miếng vải mềm, sạch (thường dùng để lau kính, màn hình điện thoại...)
- Dung dịch nước cất & cồn hay nước cất & giấm.
Ảnh: How-To Geek
Các bước thực hiện khá đơn giản. Trước hết, cần làm ướt một góc vải mềm với các dung dịch vệ sinh kể trên, hoặc dùng nước sạch. Rồi nhẹ nhàng lau màn hình đến toàn thân thiết bị. Sau đó dùng các góc vải còn khô để lau khô điện thoại. Bên cạnh đó, dùng tăm bông để loại bỏ bụi bám trên những vị trí hẹp trên điện thoại như các đường rãnh, khe loa, cổng kết nối.
2. Xử lý phụ kiện
Bên cạnh vệ sinh điện thoại, ta cũng nên chú ý làm sạch các phụ kiện đi kèm như ốp lưng, tai nghe… Với những phụ kiện đã cũ như ốp lưng hay tai nghe thì nên sắm cái mới để điện thoại đẹp hơn và sử dụng hiệu quả hơn.
Với tai nghe, hãy tháo miếng đệm silicon ra (nếu có) để dễ dàng chà sạch bụi bám bằng bàn chải đánh răng. Thậm chí cẩn thận hơn thì có thể nhúng tai nghe vào trong các dung dịch vệ sinh và chà sạch. Nhưng nhớ phải hong thật khô tai nghe trước khi sử dụng.
Ngoài ra, nhiều người trong chúng ta còn có thói quen dán keo điện thoại, thì cần quan sát xem lớp keo còn “chất” hay đã sờn cũ, ố vàng thì cũng nên thay lớp keo mới cho điện thoại.
3. Dọn dẹp phần “mềm”
Với một chiếc điện thoại dùng trong thời gian dài, việc gia tăng đáng kể của dữ liệu, bộ nhớ tạm, tập tin rác sẽ góp phần làm giảm hiệu năng của thiết bị. Và mục tiêu dọn dẹp ở đây là hãy tin gọn bộ nhớ, dữ liệu trên smartphone. Thao tác đơn gian nhất vẫn là khởi động lại điện thoại. Thao tác khởi động sẽ giúp giải phóng các ứng dụng đang chạy đa nhiệm, giúp điện thoại có cơ hội khởi chạy lại các ứng dụng hệ thống, dọn dẹp bộ nhớ chính.
Tiếp theo là hãy dọn dẹp và sắp xếp lại dữ liệu người dùng như chuyển ảnh chụp, video sang máy tính hoặc các dịch vụ lưu trữ trực tuyến như iCloud, Google Photos để góp phần gia tăng lượng bộ nhớ trống cho thiết bị. Ta có thể gỡ bỏ các ứng dụng không dùng đến do vô tình cài hoặc được nhà sản xuất cài sẵn với thao tác Settings > Apps > Chọn ứng dụng > Uninstall.
Trên Android (Ví dụ phiên bản 7.0 Nougat) một số ứng dụng không cho phép gỡ cài đặt thì có thể vô hiệu hóa (Disable) chúng đi với thao tác vào Settings > Apps > chọn ứng dụng > Disable. Ngoài ra, có thể dọn dẹp bộ nhớ tạm mà các ứng dụng đã dùng bằng cách truy cập Settings > Apps > Chọn ứng dụng > Storage > Chọn Clear Data/Clear Cache.
Nhiều smartphone hiện tại được nhà sản xuất cài sẵn các tiện ích hệ thống cho phép quản lý, dọn dẹp bộ nhớ, tối ưu hệ thống..., thì ta nên tận dụng những tiện ích này vào công việc dọn dẹp. Nếu như muốn kiểm soát chính xác dữ liệu mình cần xóa trên bộ nhớ thì ta cần tìm đến các ứng dụng quản lý tập tin (file manager) có sẵn hoặc cài thêm vào để truy cập đến các thư mục cần xóa và thực hiện thao tác xóa (delete) sau khi đã cân nhắc.
4. Format và reset
Nếu điện thoại của bạn có hỗ trợ thẻ nhớ, thì nếu dùng thẻ nhớ tốc độ đọc/ghi thấp và chưa quá nhiều dữ liệu cũng khiến cho smartphone trở nên chậm chạp hơn. Ta có thể khắc phục điều này với giải pháp mua thẻ nhớ mới tốc độ cao hơn, hoặc là dọn dẹp lại thẻ nhớ. Trước hết, cần chép dữ liệu ra ngoài rồi định dạng (format) thẻ nhớ và chép lại dữ liệu cần thiết vào.
Nếu như các bước thực hiện trên không phát huy hiệu quả trông thấy trong việc làm mới hiệu năng của điện thoại, thì bạn chỉ cần làm bước đơn giản cuối cùng: khôi phục cài đặt gốc bằng cách vào Settings > Backup & Reset > Factory data reset > Reset phone.
Sau khi hoàn tất thao tác này thì điện thoại sẽ trở về nguyên trạng như khi mới xuất xưởng, nghĩa là các thông tin tài khoản cá nhân, dữ liệu trên bộ nhớ máy sẽ biến mất. Vậy nên trước khi tiên hành khôi phục cài đặt gốc, hãy tín hành sao lưu các dữ liệu cần thiết.
Theo ICT News