Bị chỉ trích dữ dội, Facebook khôi phục bức ảnh ‘Em bé Napalm’

Sau việc Facebook xóa bài viết có bức ảnh ‘Em bé Napalm' mà tác giả Norweigian chia sẻ trên trang của mình, Tổng biên tập Epsin Egil Hansen của tờ báo lớn nhất của Na Uy - Aftenposten, viết thư với chỉ trích CEO Mark Zuckerberg vào hôm 9/9, tố cáo ông chủ Facebook lạm dụng quyền lực và từ bỏ trách nhiệm biên tập của mình.
Một nhà báo ở Na Uy phản ứng trên Twitter về việc Facebook đối xử với bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm"
Một nhà báo ở Na Uy phản ứng trên Twitter về việc Facebook đối xử với bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm"

Theo Business Insider,  ông Hansen nói trong thư rằng: "Nghe này Mark, đây là vấn đề nghiêm trọng. Trước tiên, khi anh tạo ra luật, anh hãy phân biệt cho rõ thế nào là ảnh khiêu dâm trẻ em và ảnh chiến tranh nổi tiếng. Khi đó anh mới có thể thực thi luật lệ của mình một cách công tâm nhất. Cuối cùng, ban kiểm duyệt của anh phải có thời gian ngồi lại, thảo luận với nhau để đưa ra phán xét tốt nhất".

Trước thông tin bức ảnh "Em bé Napalm" bị Facebook gỡ bỏ, Thủ tướng Na Uy Norweigan Erna Solberg đưa ra nhận xét của mình. Bà nói: "Tôi đánh giá cao công việc của Facebook và các phương tiện truyền thông khác để ngăn chặn hình ảnh và nội dung thể hiện vấn đề lạm dụng tình dục và bạo lực. Nhưng Facebook đã sai khi kiểm duyệt hình ảnh như thế này. Nó góp phần làm hạn chế quyền tự do ngôn luận".

Bị chỉ trích dữ dội, Facebook khôi phục bức ảnh ‘Em bé Napalm’ ảnh 1

Một trang báo Na Uy có nội dung phản ứng lại với quyết định của Facebook khi kiểm duyệt bức ảnh "Em bé napan" của phóng viên Nick Ut - Ảnh: India

Theo tài liệu từ Wikipedia tiếng Việt thì bức ảnh "Em bé Napalm" do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp lại vào ngày 8/6/1972 tại Tràng Bảng (Tây Ninh) trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ, mô tả cảnh Phan Thị Kim Phúc (9 tuổi) - nhân vật chính trong bức ảnh - trần truồng chạy khỏi ngôi làng của mình đang bị bốc cháy sau khi bị bom Napalm của quân đội Mỹ trút xuống.

Trong một diễn biến mới nhất, Facebook hiện đã khôi phục lại bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm", và nhận lỗi về phía mình.

Tấm ảnh này đã ghi lại hình ảnh mang tính biểu tượng có ý nghĩa lịch sử, chắc chắn sẽ lớn hơn những cơ sở chúng tôi dựa vào để loại bỏ bức ảnh. Đồng thời Facebook sẽ xem xét lại việc sửa các chính sách của mình, phát ngôn viên của Facebook cho biết.

Theo Thanh niên