Don Harten đã thực hiện hơn 300 phi vụ chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam, một trong số những phi vụ đó kết thúc bằng cú rơi xuống biển Đông trong cơn siêu bão. Trong cuốn sách Midair, cháu trai của viên phi công Mỹ mô tả lại một tình huống đặc biệt mà cuộc không kích đó có thể sẽ kết thúc trước khi thực sự bắt đầu
Don Harten nói: "Tôi luôn luôn cho rằng tôi sẽ chết ở Việt Nam. Điều đó đã không xảy ra như tôi nghĩ".
Don Harten là phi công của Không quân Mỹ, viên trung úy nghỉ hưu đã hoàn tất không ít hơn năm chuyến công vụ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam. Bắt đầu từ khi cuộc chiến bùng nổ vào năm 1965, ông đã hai lần sang Việt Nam thực hiện các phi vụ trên pháo đài bay khổng lồ Stratofortress B-52. Harten chuyển lái máy bay chiến đấu F-105 trong hai 2 chuyến công vụ tiếp theo. Trước khi "nghỉ hưu" trở thành phi công thử nghiệm, Don Harten trở lại Việt nam trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến để bay trên máy bay mới, nhưng thất thường F-111. "Tôi đã ở nơi đó vào ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh Việt Nam, và ở lại cuối cùng," Harten nói vào năm 2014. Tổng thời gian là 7 năm, 10 tháng và 26 ngày.
Theo Craig Collins, cháu của phi công Harten, tác giả của cuốn sách Midair kể về thời gian tại ngũ của ông chú, một thời gian như vậy không chỉ chưa từng có nhưng thật sự rất đáng kinh ngạc. Nguy cơ một phi công F-105 bị giết trong một chuyến công tác ở Việt Nam (khoảng 50 phi vụ bay) rất lớn, khoảng một trên bốn. Harten đã bay hơn 165 phi vụ trên F-105 ( Collins tin rằng số lượng mà ông tổng kết thấp hơn nhiều so với số phi vụ không chính thức mà chú ông đã thực hiện). Thêm 124 phi vụ trên B-52 và 30 phi vụ trên F-111, số lượng những lần xuất kích của Harten vượt quá 300.
"Làm thế nào ông ấy có thể sống sót, đấy là tỷ lệ 1 trên một triệu ", Collins nói. "Tôi lớn lên ở Nevada, nơi có rất nhiều nạn cờ bạc. Tôi khá chắc chắn rằng Harten là phi công duy nhất còn sống và trở về trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ khi những quả bom đầu tiên rơi xuống cho đến khi kết thúc cuộc chiến. Tỷ lệ sống sót trong 5 chuyến công vụ ở Việt Nam là rất nhỏ."
Cuốn Midair đã cố gắng miêu tả lại: bằng cách nào Harten có thể sống sót mà không bị tổn thương, ý nghĩa thời gian phục vụ trong không quân và ảnh hưởng của thời gian đến cuộc sống của ông ta. Cuốn sách muốn khẳng định một vấn đề, Harten là phi công có tài năng bẩm sinh và rất tự tin. Đấy có phải thực sự là tài năng hay chỉ là sự may mắn?
Năm 1967, không quân Mỹ đã tính rằng, một chiếc máy bay trong một phi vụ bị tấn công với khoảng 10.000 viên đạn phòng không- nếu điều đó là đúng sự thật thì Harten đã tránh được 1,6 triệu viên đạn. Thống kê này thậm chí còn khó tin hơn cả trên thực tế, trên những chiếc máy bay mà Harten đã bay chỉ bị trúng đạn có ba lần: hai lần ở đuôi, và một lần mảnh đạn pháo xẹt qua thùng nhiên liệu.
Theo tác giả Collins, Harten là một phi công cự phách, một Topgun hàng đầu trước khi Tom Cruise trong phim thể hiện một Topgun hàng đầu. Trong cuộc phỏng vấn tại nhà riêng ở San Diego, Collins nhớ lại, chú của tác giả là thần tượng lý tưởng, lấp lánh ánh sáng huyền thoại trong thời thơ ấu của ông.
Một sự kiện kinh hoàng đã chứng minh được tính cánh và nghị lực của Harten trên Biển Đông vào ngày 18.06. 1965. Thảm họa diễn ra trên độ cao 9.000 mét, rơi xuống biển trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bất lợi, cuộc gặp với một con cá mập không những đã gây ấn tượng mạnh mẽ chiếm lĩnh hoàn toàn cuốn sách Midar như nhan đề của nó mà còn làm thay đổi cuộc sống của Harten, quan trọng hơn là mối quan hệ của ông với thần chết.
Harten đến nhận nhiệm vụ tại vùng Đông Nam Á vào khoảng bốn tháng trước khi sự cố thảm họa xảy ra, vào tháng 2.1965. Viên phi công là một thành viên trong phi đoàn 30 máy bay B-52, triển khai trên căn cứ quân sự Guam theo lệnh của Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson. Sau khi nghỉ ngắn tiếp nhiên liệu trong thời gian 12 giờ, những chiếc máy bay đó sẽ tiếp tục bay đến Bắc Việt Nam, thả 635 tấn bom vào Hà Nội và các mục tiêu quân sự xung quanh trong cuộc không kích lớn nhất trong lịch sử
Phi vụ không kích có tầm quan trọng đặc biệt này được coi như một đòn trả đũa cho cuộc tấn công của Quân giải phóng vào Trại Holloway, tại tỉnh Gia Lai, vào ngày 07.02, diệt hàng chục lính Mỹ và làm bị thương 126. Các tướng lĩnh trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng hy vọng bằng một đòn tấn công quyết liệt này sẽ chấm dứt các cuộc tấn công tiếp theo của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Trên thực tế, đây là trận đánh gây tiếng vang dữ dội của lực lượng đặc công quân khu 5, đại đội 30 thuộc tiểu đoàn 409 tại sân bay Pleiky và Trại Holloway. Trận đánh diễn ra vào lúc 1giờ 05 ngày 07.02, phá hủy 42 máy bay các loại, có 37 máy bay trực thăng, 3 máy bay trinh sát và 2 máy bay vận tải. Đặc công đã tiêu diệt và làm bị thương 357 lính Mỹ ngụy (tiêu diệt gọn 1 đại đội bảo an), trong đó có 1 đại tá chỉ huy sân bay.
Tổng thống Mỹ Johnson, tìm kiếm một giải pháp để "tránh hình ảnh một quốc gia giàu có nhất thế giới ném bom huỷ diệt thủ đô của một nước thuộc thế giới thứ ba đói nghèo", tuyên bố ủng hộ chiến lược “từ từ” tăng cường được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara để xuất.
Johnson quyết đinh cho phép tiến hành chiến dịch Sấm Rền “Rolling Thunder”, nội dung bao gồm tám tuần "oanh tạc trên không gia tăng cấp độ", đồng thời loại bỏ kế hoạch “ San phẳng thủ đô Hà Nội” của tướng Curtis LeMay, Tham mưu trưởng lực lượng Không quân Mỹ.
Chính vì vậy, tại căn cứ Guam, Harten và các phi công đồng nghiệp đã có bốn tháng nhàn rỗi tại căn cứ không quân Andersen, bơi lội, lặn biển, câu cá, uống bia và tán gẫu với phụ nữ. Các phi công Mỹ đều cho rằng chiến dịch Sấm Rền “Rolling Thunder” là "Fubar" (một từ xấu).
"Không có cách nào mà các máy bay chiến đấu Mỹ có thể bắt một quốc gia nhỏ bé như miền Bắc Việt Nam quỳ gối bằng cách ném bom vào giữa những khu rừng già", tác giả Collins viết. "Tốt hơn hết là các máy bay phản lực tránh sang một bên và và để cho các bé bự thực hiện một hoặc hai phi vụ vào Hà Nội." các "diều hâu" của lực lượng không quân chiến lược Mỹ tuyên bố.
Đối với Harten, quyết tâm giành chiến thắng ở Miền Nam Việt Nam đã được chứng minh khi Miền Bắc Việt Nam từ chối đàm phán trên điều kiện của Mỹ. Các lực lượng vũ trang Miền Nam đã phát triển mạnh, có khả năng chiến đấu cao hơn và nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Miền Bắc. Liên bang Xô viết cũng đã cung cấp các khẩu đội tên lửa SAM cho Miền Bắc Việt Nam.
Tháng 5.1965, Không đoàn 30 chiếc B-52 của Harten cuối cùng đã được giao nhiệm vụ không kích. Phi vụ mang mật danh là Arc Light, được tiến hành nhắm mục tiêu là các khu rừng của huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, theo dự kiến sẽ bắt đầu vào lúc 03:00 ngày 18.05.1965 . Đây là chuyến không kích đầu tiên của máy bay ném bom chiến lược B-52 và được coi là nhiệm vụ tối mật. Tầm bay khoảng 4.000km, phi vụ được tiến hành trong điều kiện không sử dụng vô tuyến và thực hiện tiếp dầu trên không.
Nhưng những điều đó chưa đủ nguy hiểm cho sứ mệnh tối mật này, phi công Harten và không đoàn B-52 đã bay vào Siêu bão Dinah, cơn bão cấp 5 với sức gió giật lên đến 300km/h. Cơn bão lớn thứ tư mà lịch sử ghi lại tạo lên những cơn sóng khủng khiếp cao đến 12 mét trên Biển Đông.
"Đây thực sự là một cú sốc và và nỗi kinh hoành trước khi có cú sốc và nỗi kinh hoàng thật sự", Tác giả Collins viết. Một điều mong muốn là cuộc tập kích đường không này không bao giờ xảy ra.
Xem tiếp: Thảm họa trên độ cao 9.000 km và đơn độc giữa Biển Đông
TTB