|
Người dùng cần đặt mật khẩu mạnh để tránh bị tin tặc dò ra |
Đây là một số mẹo và công cụ dành cho người dùng Facebook và có thể hữu dụng với những nền tảng khác:
1. Bảo vệ mật khẩu
Không sử dụng mật khẩu Facebook tại bất cứ nền tảng trực tuyến nào khác và không bao giờ chia sẻ mật khẩu với người khác. Một mật khẩu mạnh ít nhất cần nhiều 6 kí tự, bao gồm cả chữ, số và dấu câu. Người dùng tránh sửa dụng các cụm từ phổ biến, dễ đoán như tên mình, dãy số “12345” hoặc “abc123” trong mật khẩu. Người dùng luôn cần nhớ đăng xuất khỏi Facebook khi dùng chung máy tính với người khác và nếu quên đăng xuất, bạn có thể đăng xuất từ xa theo hướng dẫn tại đây.
2. Không bao giờ chia sẻ thông tin đăng nhập của bạn
Những kẻ lừa đảo có thể tạo trang web giả trông giống Facebook rồi yêu cầu bạn đăng nhập bằng email và mật khẩu của mình. Bạn đừng bao giờ nhấp vào liên kết đáng ngờ ngay cả khi các liên kết này có vẻ như đến từ một người bạn hay một công ty mà bạn biết, bao gồm các liên kết trên Facebook hoặc trong email; luôn kiểm tra URL của trang web trước khi nhập thông tin đăng nhập.
Lưu ý, nếu bạn nhận được tin nhắn yêu cầu các thông tin cá nhân như mật khẩu tài khoản, số an sinh xã hội, mã số thuế, mã PIN thì hãy bỏ qua ngay lập tức vì Facebook không bao giờ hỏi bạn những thông tin đó bằng hình thức tin nhắn hoặc email.
3. Cảnh giác với phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại là bất kỳ ứng dụng hoặc tệp độc hại nào được thiết kế để lấy quyền truy cập vào máy tính hoặc tài khoản online của bạn, chẳng hạn như tài khoản Facebook. Nếu bạn bị nhiễm phần mềm độc hại, phần mềm này có thể thu thập thông tin của bạn và nhân danh bạn thực hiện các hành động không mong muốn, trong đó đơn giản nhất là đăng nội dung spam lên dòng thời gian của bạn).
Các chuyên gia bảo mật luôn lưu ý người dùng cập nhật trình duyệt web của bạn và xóa những ứng dụng hoặc các tiện ích mở rộng cho trình duyệt đáng ngờ. Bạn có thể t ìm hiểu các dấu hiệu về máy tính hoặc thiết bị bị lây nhiễm và cách xóa phần mềm độc hại tại đây.
4. Sử dụng các tính năng bảo mật bổ sung
Mỗi người dùng đều có thể nhận cảnh báo về đăng nhập không nhận dạng được và chọn bạn bè làm liên hệ tin cậy. Với tính năng chọn bạn bè làm liên hệ tin cậy, bạn có thể chọn 3 đến 5 người bạn để liên hệ nếu bạn bị khóa tài khoản. Nếu đăng nhập vào Facebook trên máy tính, bạn có thể sử dụng Kiểm tra Bảo mật để xem lại cài đặt bảo mật của mình.
5. Kiểm soát chặt chẽ các ứng dụng của bên thứ ba
Kết nối các ứng dụng, trò chơi hoặc trang web với Facebook là một cách hữu ích để gia tăng trải nghiệm người dùng khi tất cả các hoạt động liên quan được đồng bộ và người dùng được cập nhật chỉ với một nền tảng duy nhất.
Người dùng cần giữ quyền kiểm soát Facebook của bạn và dành vài giây xem xét ứng dụng hay trò chơi đó yêu cầu truy cập thông tin gì trước khi nhấn “đồng ý”. Nếu ứng dụng yêu cầu truy cập dữ liệu không cần thiết, bạn có thể hủy yêu cầu. Trong trường hợp ứng dụng hoặc trò chơi tiếp tục yêu cầu thông tin của bạn và không cho phép bạn hủy yêu cầu, hãy báo cáo ứng dụng đó. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và “dọn dẹp” các ứng dụng cho phép truy cập Facebook. Bạn có thể thực hiện theo các bước tại đây.
Ba phiên bản thông báo Facebook gửi cho người dùng dựa trên việc họ có bị ảnh hưởng bởi ứng dụng “This Is Your Digital Life” hay không. Những thông báo này liên kết với địa chỉ facebook.com/help/yourinfo
Xác thực hai yếu tố là phương pháp bảo mật tốt nhất hiện nay nhằm cung cấp lớp bảo mật bổ sung cho tài khoản. Gần đây, Facebook đã giúp cho việc xác thực hai yếu tố đơn giản hơn bằng cách cho phép người dùng kích hoạt xác thực hai yếu tố mà không cần số điện thoại. Để bật xác thực hai yếu tố, hãy truy cập trang facebook.com/settings và nhấp vào thanh “Bảo mật và Đăng nhập”.